您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【số liệu thống kê về southampton gặp man utd】Trung Quốc là lý do khiến Mỹ và Ấn Độ “xích lại gần nhau” 正文

【số liệu thống kê về southampton gặp man utd】Trung Quốc là lý do khiến Mỹ và Ấn Độ “xích lại gần nhau”

时间:2025-01-10 19:30:52 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Ngày 15/12/1971, USS Enterprise, tàu sân bay lớn nhất của Hải quân Mỹ thời điểm đó, tiến vào Vịnh Be số liệu thống kê về southampton gặp man utd

Ngày 15/12/1971,ốclàlýdokhiếnMỹvàẤnĐộxíchlạigầsố liệu thống kê về southampton gặp man utd USS Enterprise, tàu sân bay lớn nhất của Hải quân Mỹ thời điểm đó, tiến vào Vịnh Belgal như một mũi nhọn của lực lượng đặc nhiệm hải quân của Hạm đội 7. Lực lượng này được triển khai nhằm giúp sơ tán lực lượng Pakistan đang bị bao vây ở Đông Pakistan khi quân đội Ấn Độ dần tiến về Dhaka.

Tuy nhiên, Dhaka đã rơi vào tay lực lượng Ấn Độ ngày 16/12 và việc lực lượng đặc nhiệm này tiến vào Vịnh Belgal dường như là vô ích. Đông Pakistan sớm trở thành Bangladesh và Ấn Độ có được một đồng minh mới trong khu vực.

trung quoc la ly do khien my va an do "can co nhau" hinh 1
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Financial Times

Mục đích chính của Washington khi đó là phát tín hiệu tới Islamabad và Bắc Kinh rằng nước này là một đồng minh đáng tin cậy sẵn sàng thực hiện những cam kết của mình ở thời điểm cần thiết.

Thông điệp gửi tới Trung Quốc là đặc biệt quan trọng vì Ngoại trưởng Mỹ khi đó Henry Kissinger vừa có chuyến thăm bí mật tới Bắc Kinh nhằm mở đường cho chiến lược tan băng quan hệ Mỹ - Trung của Tổng thống Richard Nixon.

Giới chức Ấn Độ biết rõ về điều này, nhưng họ không quên sự phô trương sức mạnh của Mỹ ở Vịnh Bengal và luôn coi đó là một hành động nhằm răn đe New Delhi.

Đảo chiều quan hệ thời Chiến tranh Lạnh

Hàng chục năm sau, sự việc ở Vịnh Bengal vẫn được các nhà hoạch định chính sách ở New Delhi lưu tâm. Một số người, đáng chú ý nhất là chiến lược gia hàng đầu của Ấn Độ K. Subrahmanyam, thậm chí còn kêu gọi Ấn Độ nên theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân để đảm bảo không nước nào có khả năng đe dọa New Delhi. Trong các cuộc gặp chính thức giữa Mỹ và Ấn Độ sau này, sự việc vẫn luôn có tác động nhất định đến quan điểm của New Delhi.

Tuy nhiên, trong thế giới chính trị, mọi thứ đều có thể thay đổi.

Tháng trước, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đã tiến hành tập trận hải quân với Ấn Độ gần quần đảo Andaman và Nicobar trên Vịnh Bengal. Mục đích chính thức của cuộc tập trận là huấn luyện và củng cố khả năng phối hợp quân sự giữa 2 nước. Tuy nhiên, điều không được công khai nhưng ai cũng biết rõ, là cuộc tập trận có sự tham gia của tàu sân bay năng lượng hạt nhân USS Nimitz diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên dãy Himalaya.

Sự trái ngược giữa 2 sự kiện trên Vịnh Bengal cách nhau gần 50 năm cho thấy mối quan hệ an ninh giữa Mỹ và Ấn Độ đã thay đổi như thế nào. Nền tảng của sự thay đổi có thể đã bắt đầu từ năm 2008 với một thỏa thuận hạt nhân dân sự dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush. Thỏa thuận này thừa nhận Ấn Độ là một quốc gia hạt nhân. Kể từ đó, quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ có sự phát triển bền vững, đặc biệt là các cuộc tiếp xúc giữa quân đội 2 bên cũng như các thương vụ bán vũ khí cho Ấn Độ.

Mối quan hệ Mỹ-Ấn giờ đã có một nền tảng chiến lược rõ rệt.

Không có bạn bè hay kẻ thù mãi mãi, chỉ có lợi ích trường tồn

Vậy điều gì là nền tảng cho sự hội tụ chiến lược giữa 2 nước vốn từng đối địch với nhau trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh? Câu trả lời khá thẳng thắn: Đó có thể là mối e ngại chung về sự gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc ở phần lớn châu Á.

Bất chấp những nỗ lực của chính phủ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc, trong đó có cả 2 cuộc gặp thượng đỉnh không chính thức ở Vũ Hán và Chennai, mọi thứ dường như không mấy tiến triển.

Các vụ đụng độ với Trung Quốc dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) hồi tháng 5 và tháng 6 đã khiến chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phải đánh giá lại toàn bộ cách tiếp cận với nước láng giềng. Rõ ràng, việc mở rộng quan hệ thương mại và ngoại giao đã không giúp ích gì nhiều để thu hẹp bất đồng an ninh giữa 2 nước.

Không có gì ngạc nhiên khi trong bối cảnh xảy ra các đụng độ ở biên giới, Ấn Độ đẩy nhanh việc bàn giao tiên kích Rafale mà nước này đã ký hợp đồng với Pháp từ trước đó (5 chiếc đã tới Ấn Độ tuần trước).

Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh cũng có chuyến thăm Nga – một trong những nhà cung cấp quốc phòng hàng đầu của Ấn Độ, để mua thêm các tiêm kích MiG-29 và Sukhoi Su-30.

Những nỗ lực dồn dập này đã cho thấy sự lo ngại của Ấn Độ về Trung Quốc. New Delhi cũng nhận thức được vị thế của mình so với Bắc Kinh. Ngân sách quốc phòng của Ấn Độ chưa bằng 1/3 so với Trung Quốc, GDP của Ấn Độ cũng chỉ bằng 1/5 GDP của Trung Quốc và New Delhi có lực lượng quân đội nhỏ hơn so với nước láng giềng.

Ấn Độ dường như không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm sự trợ giúp của một nước mạnh hơn để đảm bảo các lợi ích an ninh quốc gia của mình. Điều này lý giải việc Ấn Độ sẵn sàng mở rộng quy mô hợp tác quân sự với Mỹ.

Đổi lại, Mỹ - nước cũng đang chứng kiến sự gây hấn của Trung Quốc từ Biển Đông tới Himalaya, cũng có các động lực mạnh mẽ nhằm thúc đẩy đối tác chiến lược với Ấn Độ. Các tài sản hải quân của Ấn Độ cũng như các căn cứ của nước này ở Ấn Độ Dương khiến New Delhi trở thành một đối tác hữu ích đối với Mỹ.

Vậy mối quan hệ đối tác an ninh này có thể kéo dài hay không? Ấn Độ - ở trong vị thế bị Trung Quốc đang bao vây bằng cách gia tăng ảnh hưởng với các nước láng giềng của Ấn Độ như Bangladesh, Nepal, Pakistan và Sri Lanka, có mọi lý do để không chỉ duy trì và củng cố mối quan hệ với Mỹ.

Trên thực tế, Ấn Độ không còn lựa chọn tốt nào khác. Nga dù là nhà cung cấp vũ khí quan trọng, nhưng cũng không có nhiều lợi ích trong việc bảo vệ an ninh của Ấn Độ. Việc Moscow sẵn lòng bán vũ khí trong thời gian ngắn không bắt nguồn từ sự đồng cảm cụ thể nào với New Delhi mà chỉ phản ánh những lợi ích thương mại. Để đối phó với mối đe dọa an ninh từ Trung Quốc, Ấn Độ cần một chiến lược dài hạn. Mối quan hệ đối tác an ninh với Mỹ là lựa chọn khả thi nhất.

Một số quan chức phe đối lập ở Ấn Độ [vốn là một quốc gia thuộc phong trào không liên kết] tỏ ra thận trọng trước việc gia tăng phụ thuộc vào Mỹ trong việc bảo vệ an ninh Ấn Độ. Tuy nhiên, khi mối đe dọa từ Trung Quốc gia tăng, thì sẽ dễ hình dung được một sự ủng hộ lưỡng đảng đối với việc tiếp tục quan hệ đối tác với Mỹ.

Vẫn chưa rõ liệu Mỹ có thay đổi quan điểm của mình hay không. Dù chính sách ngoại giao có sự chuyển đổi đáng kể từ thời chính quyền Obama sang chính quyền Trump, nhưng các chính sách quan với cả Trung Quốc và Ấn Độ vẫn được duy trì.

Những lo ngại chung về Trung Quốc chính là yếu tố quan trọng cho quan hệ đối tác giữa Mỹ và Ấn Độ. Không giống như trước đây, mối quan hệ này ngày nay đã trở nên đa phương diện và sẽ ngày càng bền vững hơn.

Ấn Độ và Mỹ, không giống như năm 1971, giờ đây đối mặt với một thách thức chung đối với lợi ích an ninh của 2 nước. Như Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói, giữa các nước không có bạn bè hay kẻ thù mãi mãi, chỉ có lợi ích là trường tồn. Ngày nay, lợi ích an ninh của Ấn Độ và Mỹ có sự hội tụ một cách rõ ràng./.