Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay,ầndoanhnghiệpchưađủsứcđổimớicôngnghệlịch thi đấu bóng đá giải tây ban nha công nghệ được xem là vũ khí chiến lược để đảm bảo doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Bởi các nghiên cứu khoa khọc và ứng dụng công nghệ mới trong các doanh nghiệp đã góp phần làm giàu cho doanh nghiệp, góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh diễn ra không đồng đều ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
TS. Trần Việt Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam cho biết, theo kết quả khảo sát tại 509 trên tổng số 290.767 doanh nghiệp năm 2010, có đến 99,8% số doanh nghiệp khảo sát chưa quan tâm đến hoạt động khoa học công nghệ trong doanh nghiệp hoặc chưa đủ sức đổi mới công nghệ.
Chính sự thời ơ hoặc không đủ sức đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam đã là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện trạng, mặc dù cơ cấu hàng xuất khẩu có chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng hàng chế biến và chế tạo. Nhưng tới nay xuất khẩu sản phẩm thô vẫn là chủ yếu. Điều này khiến hàng hóa Việt Nam không chỉ khó khăn khi xuất khẩu mà còn bị lấn ép ngay trên sân nhà.
Vì vậy, để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp, theo các đại biểu tham dự hội thảo, Nhà nước nên dành kinh phí hỗ trợ các nhà khoa học công nghệ đi khảo sát, xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu phát triển tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, Nhà nước nên hỗ trợ một phần kinh phí cho các đề tài/dự án khoa học công nghệ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp cần rà soát lại và không được xem nhẹ bất cứ thành phần nào của các thành phần công nghệ. Trong đó, doanh nghiệp cần thu hút, có chính sách đãi ngộ đối với người tài, am hiểu công nghệ…/.
Thu Dịu