【lich bo dao nha】Những 'sao sáng' đưa chuyển đổi số rộng khắp Quảng Ninh
Hạ Long,ữngsaosángđưachuyểnđổisốrộngkhắpQuảngNinh lich bo dao nha "thủ phủ" chuyển đổi số đất mỏ
Xác định việc chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua TP. Hạ Long, Quảng Ninh đã đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên như số hoá điện tử dữ liệu hồ sơ TTHC.
Đến nay, 100% TTHC tại Trung tâm Hành chính công thành phố và 70% thủ tục cấp xã, phường được đưa lên dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, bảo đảm việc giải quyết TTHC được thực hiện công khai, minh bạch trên môi trường mạng.
Để ngày càng tạo thuận lợi cho tổ chức và người dân giao dịch TTHC, TP. Hạ Long đã đưa dịch vụ hành chính công vào hợp phần thành phố thông minh trên app Hạ Long Smart, trong đó có dịch vụ hành chính công.
Qua đó, tổ chức, công dân chỉ cần có điện thoại thông minh kết nối Internet thì ở bất cứ đâu cũng có thể thao tác nộp được hồ sơ trực tuyến mà không phải đến Trung tâm Hành chính công của thành phố như trước kia.
Bên cạnh đó, nhằm từng bước tạo thói quen không dùng tiền mặt, Trung tâm Hành chính công TP. Hạ Long cũng đã thực hiện thanh toán trực tuyến phí, lệ phí giải quyết TTHC qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Đây là bước đột phá trong cải cách TTHC và chuyển đổi số được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao.
Nhằm chuẩn hóa các quy trình giải quyết TTHC, mới đây TP. Hạ Long đã triển khai phần mềm ISO điện tử theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước.
Trước đây quy trình giải quyết TTHC theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được lưu thành các tập tài liệu, mỗi khi có yêu cầu tra soát hay chỉnh sửa quy trình 1 TTHC thì việc tìm kiếm, ký xác nhận thay đổi mất rất nhiều thời gian.
Sau khi TP Hạ Long số hóa các quy trình giải quyết TTHC theo tiêu chuẩn ISO trên hệ thống điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, khắc phục được các nhược điểm của việc quản lý thủ công trước đây.
Đông Triều trên hành trình chuyển đổi số
Ngành giáo dục TX Đông Triều là một trong những đơn vị tiên phong trong thử nghiệm, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, trở thành điểm sáng về chất lượng GD&ĐT của tỉnh Quảng Ninh.
Đến nay, 100% các đơn vị trường học, cơ sở tư thục trên địa bàn thị xã thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý trường học Smas, có thể kết nối, liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ GD&ĐT.
75/75 trường học, hơn 2.300 cán bộ giáo viên sử dụng thành thạo hệ thống phòng giáo dục điện tử với một số chức năng chủ yếu là soạn duyệt kế hoạch bài giảng, cung cấp kho dữ liệu giáo án, bài giảng điện tử.
Hệ thống dữ liệu, thông tin cán bộ - giáo viên - nhân viên - học sinh được các đơn vị cập nhật đầy đủ, chính xác lên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục dưới sự chỉ đạo linh hoạt của Sở GD&ĐT.
Hệ thống email tên miền @dongtrieu.edu.vn với hơn 2.300 tài khoản và 96 website các đơn vị, hoạt động ổn định, phục vụ công tác tuyên truyền, trao đổi văn bản chỉ đạo và cung cấp công cụ giảng dạy trực tuyến Google Meet.
Hệ thống tuyển sinh đầu cấp sau 5 năm được triển khai, hoạt động ổn định với tỷ lệ đăng ký tuyển sinh trực tuyến lớp 1, lớp 6 đạt từ 72-85%, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công của ngành.
Năm học 2021-2022, ngành giáo dục thị xã tiếp tục được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp nói chung, hạ tầng CNTT nói riêng.
Đến nay, tất cả các đơn vị trường trên địa bàn thị xã được trang bị ít nhất 1 đường truyền internet tốc độ cao (67/75 trường có 2 đường truyền FTTH riêng biệt); 68 trường lắp đặt hệ thống camera phục vụ công tác quản trị, công khai trong trường học; 100% các trường học thường xuyên sử dụng ký số cho các văn bản lưu thông trên internet; 98,6% các lớp học lắp đặt các thiết bị CNTT phục vụ công tác dạy và học.
Năm 2022, đoàn học sinh của thị xã lần thứ 11 liên tiếp dẫn đầu hội thi tin học trẻ cấp tỉnh; 3 học sinh đoạt giải khuyến khích hội thi tin học trẻ toàn quốc; Phòng GD&ĐT thị xã có 1 giải pháp đoạt giải nhì hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ 8, năm 2020-2021.
Vân Đồn với quyết tâm chuyển đổi số toàn diện
Huyện Vân Đồn đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, ban hành kế hoạch chuyển đổi số, thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng tại 12/12 xã, thị trấn.
Đặc biệt ngày 22/8, UBND huyện Vân Đồn đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025.
Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, năm 2030 huyện sẽ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Qua đó, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân.
Đồng thời, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến kinh nghiệm hay, sáng tạo, phong trào thi đua, tạo sự lan tỏa trong toàn huyện. Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số của huyện.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh - Giám đốc Trung tâm Hành chính công huyện Vân Đồn, tính đến tháng 8, huyện đã cung cấp 267/267 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc thẩm quyền cấp huyện trên cổng dịch vụ công của tỉnh.
Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và giải quyết TTHC trên Cổng dịch vụ công của tỉnh luôn đạt ở mức cao.
100% người lao động tại các cơ quan, đơn vị, địa phương đã sử dụng Hệ thống thông tin CSDL quản lý văn bản để thực hiện trình văn bản điện tử. 100% lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương ký số (bao gồm cả ký nháy) trực tiếp trên Hệ thống thông tin CSDL quản lý văn bản.
Các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện đã cập nhật, số hoá 277/277 quy trình từ ISO bản giấy trong giải quyết TTHC lên hệ thống ISO điện tử.
Thực hiện đính kèm 203 văn bản liên quan (tài liệu viện dẫn) là căn cứ giải quyết TTHC và các biểu mẫu đính kèm các quy trình giải quyết lên trang ISO điện tử.
Để thực hiện kinh tế số, huyện quyết liệt chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn vận động các doanh nghiệp đưa 17/43 sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử. Huyện đang đẩy mạnh triển khai dán tem truy xuất nguồn gốc các sản phẩm OCOP. Thanh toán điện tử khi thực hiện TTHC tại Trung tâm Hành chính công huyện vượt 6% so với kế hoạch đề ra.
Toàn huyện hiện có trên 54.100 thuê bao. Để thực hiện nội dung về xã hội số, huyện chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn hoàn thiện 2/5 trạm BTS phát phủ lõm sóng thông tin di động.
Đầm Hà: Phát huy vai trò Tổ công nghệ số cộng đồng
Huyện Đầm Hà với những ưu thế về hạ tầng công nghệ thông tin vừa qua, đồng loạt 10 Tổ công nghệ số cộng đồng thị trấn Đầm Hà được thành lập tại khu phố, với sự tham gia của 90 thành viên.
Phấn đấu trong năm 2022, 100% trường học, bộ phận một cửa, điện, nước và các siêu thị, cửa hàng tiện lợi sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt.
100% hộ gia đình có địa chỉ bưu chính gắn với bản đồ số, 20% người dân có kỹ năng số cơ bản. Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử đạt 90%, có chữ ký số cá nhân đạt 15%. 100% người dân có sổ sức khỏe điện tử được đưa vào sử dụng, 100% người dân trưởng thành sử dụng nền tảng tư vấn khám, chữa bệnh từ xa.
90% người dân trưởng thành có điện thoại thông minh, trong đó 90% cài đặt sổ BHXH số (VssID).
Sau thị trấn Đầm Hà, ngày 18/7, Tổ công nghệ số cộng đồng tại xã Dực Yên được thành lập với 40 thành viên. Các thành viên trong Tổ công nghệ số cộng đồng đã tích cực tuyên truyền cho nhân dân về thanh toán số, thanh toán không dùng tiền mặt, cài đặt, sử dụng sổ BHXH số.
Giới thiệu và hướng dẫn cách truy cập, sử dụng dịch vụ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, chính quyền điện tử tỉnh, chuyển đổi số Quảng Ninh trên nền tảng zalo.
Giới thiệu về Cổng dịch vụ công tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia, hướng dẫn người dân truy cập, thực hiện giao dịch TTHC mức độ 4.
Giới thiệu về sàn thương mại điện tử, giới thiệu và hướng dẫn người dân sử dụng 25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu.
Giới thiệu về lợi ích chữ ký số công cộng dành cho người dân, hướng dẫn cách sử dụng chữ ký số công cộng.
Tiên Yên: Nhiều giải pháp thiết thực trong chuyển đổi số
Để phát triển chính quyền số, Tiên Yên tích cực thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng và mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số.
Ngay trong tháng 6, huyện đã tổ chức 3 lớp bồi dưỡng, tập huấn cho 436 học viên là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, lãnh đạo UBND các xã, thị trấn và cán bộ công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các xã, thị trấn, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, khu phố.
Đến nay, 100% công chức, viên chức người lao động trên địa bàn huyện trong toàn huyện đã được đào tạo, được cấp chứng chỉ đạt chuẩn kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (CNTT) cơ bản.
17 CC, VC được đào tạo về CNTT từ cao đẳng trở lên, trong đó có 4 cán bộ có trình độ đại học CNTT. 100% các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị cũng phân công cán bộ phụ trách lĩnh vực CNTT. Huyện còn bố trí 2 cán bộ CNTT theo các vị trí phụ trách tại Văn phòng Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và Trung tâm Hành chính công huyện.
Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã thành lập 86 tổ công nghệ số (gồm 1 tổ công nghệ số cấp xã, 85 tổ công nghệ số thôn, khu phố) với 585 thành viên.
Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện phát phiếu khảo sát đến từng hộ gia đình hiện đang cư trú trên địa bàn huyện, mục đích nhằm đánh giá tình hình am hiểu công nghệ, sử dụng thiết bị máy tính, internet để đăng ký dịch vụ công.
huyện cũng tích cực triển khai cung cấp dịch vụ cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4.
Dịch vụ bưu chính công ích trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Đến nay, cung cấp thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đạt 94%, số thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 82%.
Phạm Công