游客发表
Công nghiệp chế biến đã góp phần nâng giá trị hàng hóa nông lâm thủy sản của người dân,ềmnăngcngnghiệpchếbiếkqbd nhat 2 đưa sản phẩm ra nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều loại nông sản mà người dân sản xuất ra chỉ bán thô nên giá trị thấp. Vì vậy, việc đa dạng thị trường, kết hợp với liên kết sản xuất - tiêu thụ càng phải được đẩy mạnh.
Chế biến cá thát lát ở cơ sở Kỳ Như.
Những bước tiến
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, thời gian qua các tỉnh Nam bộ đã góp phần vào sự thành công của ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản với khoảng 4.600 cơ sở so với cả nước là 7.500 cơ sở, chiếm 62% số cơ sở chế biến nông lâm thủy sản (NLTS) và ước giá trị chế biến chiếm khoảng 60% so với cả nước. Một số ngành hàng chế biến rất phát triển như chế biến thủy sản, xay xát gạo, chế biến cao su, chế biến điều,... với trình độ công nghệ tương đối cao, góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước. Trong năm 2019, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 41 tỉ USD thì khu vực phía Nam đóng góp kim ngạch xuất khẩu trên 60%, với các sản phẩm cà phê, tiêu, sắn, cao su, thủy sản,...
Ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến thủy sản xuất khẩu đã và đang phát triển mạnh ở Hậu Giang.
Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu phát triển đã góp phần làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp tiến lên nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Chế biến NLTS khu vực Nam bộ đã giải quyết trực tiếp gần 1 triệu lao động mà phần lớn là con em nông dân, với mức thu nhập bình quân 5-7 triệu đồng/tháng; góp phần to lớn cho xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, đưa nông nghiệp khu vực hội nhập thành công với thị trường thế giới. Sản xuất nông sản của khu vực đã xuất khẩu hầu khắp các nước trên thế giới kể cả thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản.
Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản Tiến Thịnh, ở xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, việc tạo ra được sản phẩm tốt phù hợp với yêu cầu thị trường chính là tạo ra chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Sự liên kết sẽ làm giảm bớt chi phí sản xuất, làm tăng lợi nhuận nhờ vào việc giảm chi phí đầu tư, giảm sản phẩm hỏng, giảm thời gian tồn trữ vận chuyển. Lĩnh vực sản xuất của công ty hiện nay là chế biến nông sản để xuất khẩu và sản phẩm chính là nước ép trái cây, sản phẩm đông lạnh. Các sản phẩm chính như mãng cầu, trái tắc, thanh long, chanh dây, chanh không hạt. Thị trường của công ty chủ yếu là Canada, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc… Giá trị xuất khẩu khoảng 10 triệu USD/năm.
Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ NN&PTNT thì đóng góp của công nghiệp chế biến nông sản để làm tăng giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa cũng còn nhiều hạn chế (khoảng 7%/năm), tác động đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh. Tính cạnh tranh chưa cao, chất lượng không đều, sản phẩm còn đơn điệu. Trình độ công nghệ chế biến nông sản chưa cao, tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng cao còn thấp, phần lớn là sơ chế, chủng loại sản phẩm chưa phong phú; tổn thất sau thu hoạch lớn từ 5-25% tùy theo ngành hàng. Trình độ công nghệ chế biến ở các doanh nghiệp quy mô nhỏ, HTX phần lớn còn lạc hậu, chậm đổi mới, như cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, cơ sở bảo quản và sơ chế rau, quả,... Một số ngành hàng còn nhiều dư địa, tiềm năng nhưng chưa phát triển chế biến như ngành hàng rau, thịt và chủ yếu là sơ chế. Chế biến ra sản phẩm mang tính chất tự cung tự cấp cho khu vực, địa phương hoặc sơ chế để xuất khẩu.
Theo các nhà khoa học, thực tế quy mô sản xuất ở Hậu Giang nhỏ lẻ, không tập trung; HTX quy mô nhỏ và chưa đủ mạnh, phụ thuộc đầu ra của sản phẩm. Nông dân sản xuất theo thói quen kinh nghiệm, truyền thống, không theo chuỗi do vậy không kiểm soát được chất lượng cũng như không truy xuất được nguồn gốc. Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, chế biến tại các vùng sản xuất chưa tốt, chủ yếu bán sản phẩm thô, giá thấp nên cần phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến để tăng giá trị hàng hóa nông sản trên địa bàn.
Phát triển thị trường tiềm năng
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng xác định là phải đa dạng hóa thị trường, nhất là phát triển các thị trường tiềm năng, trong đó quan tâm đặc biệt đến thị trường Trung Quốc. Tăng cường năng lực dự báo và thông tin thị trường; cập nhật thông tin về chính sách thương mại của các quốc gia khác và của từng thị trường về thị phần, thị hiếu, giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm, các rào cản... để định hướng thị trường cho các sản phẩm nông sản trong khu vực. Coi trọng phát triển thị trường tiêu thụ nội địa các tỉnh phía Bắc là thị trường tiềm năng với gần 50 triệu người tiêu dùng; đặc biệt là thị trường thủ đô Hà Nội, các thành phố khác và khu công nghiệp. Tổ chức sản xuất nguyên liệu, phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản.
Bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, đã chọn cá thát lát để chế biến thành nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Cá thát lát cũng là một trong những sản phẩm chủ lực được tỉnh Hậu Giang quy hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu. Hiện tại, bên cạnh nguồn nguyên liệu từ các thành viên nuôi cá thát lát của HTX thì HTX còn liên kết với nhiều hộ nuôi bên ngoài để thu mua cá với giá ổn định phục vụ cho nhu cầu chế biến của cơ sở. Trung bình mỗi tháng cơ sở chế biến của HTX cung cấp hơn 500kg cá thát lát qua chế biến ra thị trường, góp phần nâng cao giá trị cá thát lát Hậu Giang.
Bà Thùy cho biết, hệ thống đại lý phân phối các sản phẩm cá thát lát của cơ sở đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong nước. HTX đã tạo chuỗi khép kín từ nuôi cá đến thu mua, chế biến và bán ra thị trường. Đặc biệt, luôn chú trọng chất lượng, kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đến chế biến nhằm giữ nguyên vị ngon đặc trưng của cá thát lát…
Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang cho rằng, bên cạnh đẩy mạnh chế biến thủy sản, cũng đã khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại và đồng bộ; nâng cao công suất chế biến, bảo quản trái cây. Đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng cường chế biến sâu các loại cây ăn trái. Khuyến khích đầu tư các cơ sở xử lý sau thu hoạch đảm bảo yêu cầu xuất khẩu trái cây tươi, giúp tăng giá trị cho sản phẩm nông sản.
Theo Bộ NN&PTNT, các địa phương cần tiến hành rà soát quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng để xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo đủ nguyên liệu cho cơ sở chế biến đạt công suất thiết kế. Ưu tiên phát triển sản xuất các sản phẩm quốc gia, các nông sản chính, các ngành hàng chưa đủ nguyên liệu cho chế biến. Phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản tại các địa phương, các vùng có sản lượng nông sản lớn như: Cá tra, tôm, lúa gạo, trái cây... Đẩy mạnh đầu tư vào chế biến nông sản, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại, chế biến sâu nông sản hàng hóa, tạo giá trị gia tăng cao, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp chế biến nông sản quy mô nhỏ và vừa để tiêu thụ sản phẩm nông sản tại chỗ cho người nông dân. Nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bài, ảnh: HOÀI THU
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接