【ket qua bong đá hôm nay】Lương duyên bền chặt trong đại dịch

作者:Cúp C1 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 15:20:35 评论数:

Vị khách đầu tiên

Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt - Nhật đang phát triển rất vững chắc và thực chất hơn bao giờ hết. Đặc biệt,ươngduyênbềnchặttrongđạidịket qua bong đá hôm nay ngay trong “bão” đại dịch Covid-19 quần thảo, quan hệ giữa hai nước vẫn phát triển hết sức mạnh mẽ trên hầu hết các các lĩnh vực cốt lõi, nói như Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Santo Akiko là: “Càng khi khó khăn, càng rõ ai là bạn tốt”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại Hội đàm cấp cao Việt Nam - Nhật Bản, ngày 24/11/2021.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại Hội đàm cấp cao Việt Nam - Nhật Bản, ngày 24/11/2021.

Trong hai năm qua, giao lưu chính trị cấp cao hai nước vẫn được tăng cường. Chỉ hơn một năm sau chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; vào tháng 10/2020, Thủ tướng Suga Yoshihide đã chọn Việt Nam làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức. Cần phải nói rằng đó là lúc cả thế giới chao đảo vì Covid-19, đâu đâu cũng chỉ thấy những chiếc khẩu trang và những sân bay vắng lặng…Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vào lúc đó cũng là chuyến thăm đầu tiên trong năm 2020 của một Thủ tướng nước ngoài đến thăm Việt Nam.

Toàn cảnh Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, sáng 25/11/2021.
Toàn cảnh Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, sáng 25/11/2021.

Và chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 22 đến ngày 25/11/2021 tiếp tục duy trì một nét rất riêng, nổi bật của hai nước đó là quan hệ mật thiết của các nhà lãnh đạo Việt Nam với các nhà lãnh đạo Nhật Bản xuyên suốt qua các thời kỳ. Thủ tướng Phạm Minh Chính gọi mối quan hệ Việt - Nhật “là lương duyên” . Trả lời báo chí Nhật Bản nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc đến mối quan hệ giao lưu Việt Nam - Nhật Bản đã bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước, để lại nhiều di sản quý báu cho thế hệ hôm nay, điển hình như Hội An (Quảng Nam). Ông cho rằng, qua nhiều thăng trầm của lịch sử và những duyên nợ với nhau; ngày nay, Việt Nam và Nhật Bản là những người bạn, đối tác thân thiết, tin cậy của nhau trên nhiều lĩnh vực. Có thể nói quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất.

Còn Thủ tướng Kishida Fumio mặc dù rất bận rộn trong những ngày đầu tiên nhậm chức, nhưng ông đã quyết định đón Thủ tướng Phạm Minh Chính, là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Nhật Bản sau khi Nhật Bản thành lập chính quyền mới. Thủ tướng Kishida Fumio nói Thủ tướng Phạm Minh Chính là “người bạn thân thiết lâu năm” của ông. Thủ tướng Kishida từng là thành viên và Tổng thư ký của Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt trong hàng chục năm còn Thủ tướng Phạm Minh Chính từng là Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt - Nhật.

Lên tầm cao mới

Sau cuộc hội đàm rất thành công giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Kishida Fumio ngày 24/11/2021, hai bên ra “Tuyên bố chung về việc mở ra giai đoạn phát triển mới của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á”, thống nhất cao về các phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới.

Sẽ có luồng đầu tư mạnh mẽ

Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản với chủ đề “Việt Nam - Nhật Bản nâng tầm quan hệ, hợp tác cùng phát triển”, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 44 văn kiện hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp hai nước được trao với tổng trị giá nhiều tỷ USD như thỏa thuận hợp tác đầu tư nhà máy điện Lạng Sơn trị giá 1,75 tỷ USD, dự án chăn nuôi, chế biến, phân phối bò thịt tại Vĩnh Phúc trị giá 500 triệu USD, thỏa thuận hợp tác phát triển khu kinh tế Đình Vũ (Hải Phòng) trị giá 250 triệu USD…

Phát biểu trước hàng nghìn đại biểu, lãnh đạo doanh nghiệp tham dự hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết Chính phủ Việt Nam sẽ đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ, tạo mọi thuận lợi cho các hoạt động đầu tư kinh doanh, đem lại lợi ích nhiều hơn cho các bên, góp phần đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới.

“Cùng nhau hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn, cùng nhau chiến thắng” - Thủ tướng tin - “sẽ có luồng đầu tư mới mạnh mẽ hơn từ Nhật Bản vào Việt Nam”.

Hướng tới năm 2023 - năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, hai Thủ tướng vui mừng trước những thành tựu nổi bật của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực trong nửa thế kỷ qua và bày tỏ niềm tin vào tương lai tươi sáng của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong nửa thế kỷ tới, bày tỏ niềm tin quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều tiềm năng to lớn để phát triển sâu sắc hơn nữa.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những tác động kinh tế - xã hội chưa từng có đối với mọi quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam và Nhật Bản, hai Thủ tướng nhất trí hợp tác chặt chẽ trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19, tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong việc nghiên cứu và sản xuất vắc-xin và thuốc điều trị Covid-19. Thủ tướng Kishida Fumio thông báo Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ bổ sung 1,5 triệu liều vắc-xin Covid-19 cho Chính phủ Việt Nam. Như vậy, cho đến nay, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã hỗ trợ cho Việt Nam tổng cộng 5,6 triệu liều vắc-xin và nhiều trang thiết bị, vật tư y tế.

Thủ tướng Kishida Fumio cũng tuyên bố Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. “Nhật Bản mong muốn Việt Nam trở thành trung tâm phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, đồng thời mở rộng đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam” - Thủ tướng Kishida Fumio nói - “Tôi đã nhận được từ Thủ tướng Phạm Minh Chính những cam kết mạnh mẽ về tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản”.

Mối quan hệ kiểu mẫu

Nền kinh tế Việt Nam nhận sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản để xây dựng hạ tầng, giao thông, năng lượng, y tế, xóa đói giảm nghèo ở các vùng miền núi. Cho tới nay, Nhật Bản là nhà cung cấp ODA lớn nhất của Việt Nam.

Những công trình hạ tầng quan trọng sử dụng vốn ODA của Nhật Bản đã tạo ra cú hích cho sự phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam như: cầu Nhật Tân, nhà ga quốc tế ở các sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, hầm đường bộ Hải Vân, các cầu Cần Thơ, Bãi Cháy và Thanh Trì, đường vành đai 3 của Hà Nội, cảng Cái Lân ở miền Bắc, cảng Tiên Sa ở miền Trung và cảng Cái Mép - Thị Vải ở miền Nam…

Ở vị trí thứ 2 trong số 141 quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Nhật Bản hiện có 4.765 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký gần 64 tỷ USD ở Việt Nam. Riêng trong 10 tháng năm 2021, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư trên 3,4 tỷ USD vào Việt Nam.

Bất chấp tác động của dịch Covid-19, trong 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản vẫn đạt 34,3 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 16,3 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 18,1 tỷ USD, tăng 9,4%. Sự cân bằng trong quan hệ thương mại giữa hai nước cho thấy quan hệ Việt - Nhật đã trở thành kiểu mẫu cho mối quan hệ hữu nghị, lợi ích cân bằng hài hòa, tạo nền tảng vững vàng cho sự hợp tác bền vững về kinh tế thương mại của hai nước.

Hai nước đã sát cánh bên nhau trong cuộc chiến ứng phó với dịch Covid-19. Trong giai đoạn cao điểm của đại dịch, những lô hàng trang thiết bị y tế, đặc biệt là hơn 2 triệu khẩu trang, đồ bảo hộ y tế, từ Chính phủ, các bộ/ngành, các địa phương và người dân Việt Nam đã được trao tặng cho Chính phủ và nhân dân Nhật Bản. Ở chiều ngược lại, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và khan hiếm nguồn cung vắc xin trên toàn thế giới, những liều vắc xin đầu tiên Việt Nam được tặng là từ Chính phủ và nhân dân Nhật Bản.