Nếu không đạt mục tiêu tăng trưởng,óđạtmụctiêuÁplựcđểtáicơcấugiaiđoạbxh vdqg na uy đây có thể là một áp lực tạo đà cho Chính phủ thực hiện quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2 quyết liệt hơn, thực chất hơn.
Tốc độ tăng trưởng GDP khó đạt mục tiêu 6,7%
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tuy tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã tăng dần qua từng quý nhưng vẫn chưa có sự bứt phá khi GDP 9 tháng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 0,6%. Nguyên nhân chính là do ngành Khai khoáng tiếp tục giảm sút tới 3,6%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng trưởng 0,65%, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong vòng 6 năm trở lại đây. Trước thực tế này, Tổng cục Thống kê cho rằng mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% đề ra từ đầu năm sẽ khó đạt được khi chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2016.
Kết quả này thực tế cũng đã được dự đoán trong thời gian gần đây. Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đầu tháng 7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã nhận định tăng trưởng kinh tế năm nay “nếu đạt 6% là tốt, 6,3 – 6,5% là rất tốt, còn để đạt 6,7% thì rất khó”. Bộ trưởng lý giải, thời gian qua, chúng ta tăng trưởng kinh tế chủ yếu nhờ đầu tư và tài nguyên. Tuy nhiên, hai tài nguyên khai thác sản lượng lớn của chúng ta là dầu thô và than đá đều giảm giá mạnh thời gian qua. Giải ngân đầu tư 6 tháng đầu năm cũng đạt thấp, bằng 30% kế hoạch (và mới chỉ được đẩy mạnh sau Nghị quyết 60 của Chính phủ - PV).
Cùng quan điểm này, nhiều tổ chức quốc tế gần đây đã điều chỉnh dự báo về tốc độ tăng trưởng của Việt Nam. Do sự giảm sút của ngành nông nghiệp và khai khoáng trong nửa đầu năm, Báo cáo Cập nhật Triển vọng Kinh tế châu Á (ADOU) 2016 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xuống còn 6% trong năm 2016 và 6,3% năm 2017.
Trước đó, Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới cũng hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2016 xuống còn 6% thay vì mức 6,2% và 6,6% trong các dự báo trước đó, do tác động bất lợi của đợt hạn hán và xâm nhập mặn gần đây lên nông nghiệp và sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng chậm lại… Dự báo lạc quan nhất là báo cáo “Tiêu điểm kinh tế: Khu vực Đông Nam Á quý III” của Viện Kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW) phối hợp với Oxford Economics mới đây, cho rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,5% trong năm 2016 và sẽ tăng lên 7% trong năm 2017.
Áp lực để tái cơ cấu mạnh mẽ hơn
Đánh giá về khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng, mới đây ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright cho rằng với tình hình hiện tại, kể cả có biện pháp kích thích thì Việt Nam cũng rất khó đạt mục tiêu này khi chỉ còn 3 tháng nữa là hết năm.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Thành, điều đặc biệt của năm nay là Chính phủ đã quyết định không thay đổi mục tiêu tăng trưởng, cho dù tình hình từ đầu năm đã có nhiều diễn biến bất lợi. Nếu không đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay, sự việc này sẽ “dọn đường” cho Chính phủ bắt đầu giai đoạn 2 của quá trình tái cơ cấu quyết liệt hơn.
“Từ năm 2011, Chính phủ đã bắt đầu xây dựng và triển khai quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trên 3 lĩnh vực. Dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng còn nhiều mục tiêu vẫn chưa hoàn thành. Do đó, yêu cầu phải tiến hành tái cơ cấu thực chất, mạnh mẽ hơn là hết sức cấp thiết để đạt mục tiêu tăng trưởng. Với những yếu kém vẫn tồn tại sau tái cơ cấu giai đoạn 1, Việt Nam không thể đạt mục tiêu tăng trưởng cao như kỳ vọng nếu không có tái cơ cấu thực chất hơn. Điều này tạo động lực cho Chính phủ tiến hành tái cơ cấu giai đoạn 2. Bằng việc không thay đổi mục tiêu, Chính phủ coi đây là áp lực để các bộ, ngành, địa phương nỗ lực tái cơ cấu”, ông Nguyễn Xuân Thành bình luận.
Theo các chuyên gia, một lĩnh vực cần được đặc biệt chú trọng trong tái cơ cấu là nông nghiệp. Sự giảm sút của lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua sẽ không chỉ là vấn đề của năm 2016 mà còn kéo dài trong những năm tiếp theo, đe dọa lớn đến tăng trưởng chung của cả nước. Nhìn về trung hạn, triển vọng tăng trưởng nông nghiệp 3 - 4% là rất mờ ảo, nếu không có sự tập trung tái cơ cấu, tích tụ ruộng đất để gia tăng giá trị.
“Mặc dù mức tăng trưởng của Việt Nam là không tồi so với các nền kinh tế khác và vẫn có thể nói Việt Nam đang tăng trưởng tốt, tuy nhiên với Việt Nam, như vậy là không tương xứng với tiềm năng của mình”, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết.
Việt Nam còn nhiều tiềm năng tăng trưởng
Số liệu thống kê mới nhất cũng như quan điểm của các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang có những tiền đề quan trọng để tiếp tục đà tăng trưởng. Đó là số doanh nghiệp trở lại hoạt động và thành lập mới tăng mạnh, nhu cầu nhập khẩu phục vụ sản xuất tăng nhanh vào cuối năm, vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam… Báo cáo Chỉ số Cạnh tranh Sản xuất công nghiệp Toàn cầu 2016 của Deloitte cho biết, Việt Nam nằm trong số 20 nước có nền sản xuất công nghiệp cạnh tranh nhất trên thế giới, và sẽ còn tiến xa hơn trong thời gian tới.
Hoàng Yến
顶: 29踩: 3791
【bxh vdqg na uy】GDP khó đạt mục tiêu: Áp lực để tái cơ cấu giai đoạn 2
人参与 | 时间:2025-01-10 01:47:10
相关文章
- Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- Phan Thành Tấn vinh dự đoạt Huy chương Bạc Taekwondo quốc gia
- Kiểm tra an toàn thực phẩm tại 541 cơ sở
- Bộ CHQS tỉnh bàn giao nhà đồng đội
- Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- Hơn 1,67 tỷ đồng giúp nạn nhân chất độc da cam/dioxin
- Mang sách đến vùng sâu
- Trương Gia Hân cô học trò nhỏ nhà nghèo, học giỏi
- Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- Chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ khi giao mùa
评论专区