Trong những ngày cuối tuần qua,đảoTriềuTinlạkq bd anh hom nay Bán đảo Triều Tiên nóng trở lại với các vụ bắn thử vật thể mà phía Hàn Quốc cho biết nhiều khả năng là tên lửa ra vùng biển phía Đông nước này. KCNA xác nhận Triều Tiên thử vũ khí dẫn đường chiến lược mới. Ngày 17-4, theo thông tin từ Quân đội Hàn Quốc, Triều Tiên đã bắn 2 vật thể chưa xác định ra vùng biển phía Đông nước này. Vật thể, nhiều khả năng là tên lửa này đã bay được 110km với vận tốc tối đa là Mach 4 (gấp 4 lần tốc độ âm thanh), điểm cao nhất của quỹ đạo chuyển động là khoảng 25km so với mặt đất. Trong khi đó, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Chủ tịch Kim Jong-un đã thị sát vụ bắn thử một loại vũ khí dẫn đường chiến thuật mới. Theo KCNA, vũ khí mới thử nghiệm có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện mạnh mẽ hỏa lực của các đơn vị pháo tầm xa ở tiền tuyến, củng cố hiệu quả hoạt động hạt nhân chiến thuật của Triều Tiên cũng như đa dạng hóa các sứ mệnh tác chiến. KCNA cho biết vụ bắn thử đã diễn ra thành công dù không cho biết thêm chi tiết về thời điểm thực hiện hoạt động này. Đây được coi là hành động “phản pháo” của Triều Tiên đối với việc tập trận chung giữa quân đội Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu từ hôm 18-4. Như vậy từ đầu năm đến nay, Triều Tiên đã 12 lần phóng tên lửa, trong đó bao gồm bộ 3 vũ khí là tên lửa đạn đạo, tên lửa siêu thanh và tên lửa hành trình vốn được coi là “uy lực” nhất trong các loại vũ khí. Đây cũng đồng nghĩa với việc trong tình huống khẩn cấp xảy ra, Triều Tiên nhiều khả năng sẽ không sử dụng một loại tên lửa riêng lẻ nào, mà phối hợp các loại tên lửa trên để tạo đòn phản công mạnh nhất có thể. Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc trong một phát biểu mới đây cũng nhận định rằng Triều Tiên không ngừng đẩy mạnh phát triển hạt nhân. Điều này thể hiện một điều rằng Triều Tiên khả năng cao sẽ không ngừng thực hiện các vụ phóng tên lửa, thậm chí thử hạt nhân trong thời gian tới nếu các bên liên quan không có những “đáp ứng” hay động thái xoa dịu khi phản đối hoạt động của Triều Tiên. Cuộc tập trận Hàn - Mỹ dự kiến sẽ diễn ra đến hết ngày 28-4, nhưng được tiến hành thông qua máy tính chứ không trực tiếp tại thực địa. Nhưng theo phía Hàn Quốc, Triều Tiên lại cho rằng cuộc tập trận này là diễn tập chiến tranh hạt nhân nhằm vào nước này. Mặt khác, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc trước đó cũng đã phát ngôn về việc tấn công chính xác vào địa điểm phóng tên lửa của Triều Tiên, đồng thời cảnh cáo sẽ đối phó bằng quân sự. Đáp trả lại, Triều Tiên đã phóng hai vật thể không xác định vào ngày hôm 17-4, đồng thời từ nhiều ngày trước đó, Triều Tiên dường như đang “tổng huy động” tất cả các kênh tuyên truyền đối nội đối ngoại để lên án đối với sự uy hiếp quân sự của Hàn Quốc trước thềm tập trận chung Hàn - Mỹ và kỷ niệm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành vào ngày 15-4 vừa qua. Có ý kiến từ Hàn Quốc lo ngại rằng Triều Tiên sẽ phá vỡ thỏa thuận quân sự liên Triều 19-9-2018 hay cắt đứt đường dây liên lạc liên Triều hoặc thử nghiệm hạt nhân. Bộ Thống nhất Hàn Quốc chưa đưa ra khẳng định cụ thể nào và chỉ cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình, sẵn sàng đối phó với mọi khả năng. Trong khi đó, tân Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, ông Philip Goldberg gọi Triều Tiên là “chính quyền bất hảo” (rogue regime). Ông Goldberg cho rằng phi hạt nhân hóa toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược (CVID) phù hợp với mục tiêu không phổ biến vũ khí hạt nhân của Washington. Với những góc độ trên, có thể thấy, quan hệ giữa Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ đang căng thẳng, nhưng ở mức “dùng dằng” không ai chịu ai, nhưng chưa tới mức quá “tức nước vỡ bờ”. NGUYỄN TẤN tổng hợp |