【kết quả bóng đá thụy điển】Phòng chống bạo lực gia đình: Băn khoăn biện pháp thực hiện công việc phục vụ cộng đồng

Phiên thảo luận dự thảo Luật Phòng,òngchốngbạolựcgiađìnhBănkhoănbiệnphápthựchiệncôngviệcphụcvụcộngđồkết quả bóng đá thụy điển chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Cần phải hết sức cân nhắc khi bổ sung biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng” vào dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi), theo Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường.

Trước khi các vị đại biểu Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) sáng 8/9, Chủ nhiệm Uỷ  ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh cũng nêu lý do cần bổ sung biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng” tại điều 33 dự thảo luật.

Bà Thuý Anh cho biết có ý kiến đề nghị làm rõ đây là biện pháp “hành động vì lợi ích cộng đồng” hay “lao động công ích” vì cần lưu ý nếu quy định là “lao động công ích” là trái với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng, quá trình xây dựng dự ánLuật và thực tiễn giám sát cho thấy, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi bạo lực gia đình hiệu quả chưa cao. Với quan điểm cần phải có biện pháp phù hợp để xử lý các hành vi bạo lực gia đình chưa đến mức xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn có tính răn đe, giáo dục thì bổ sung một biện pháp mang tính xã hội phục vụ  lợi ích cộng đồng và theo nhu cầu của cộng đồng là cần thiết.

 Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế và rà soát tính tương thích với các điều ước quốc tế, Thường trực Ủy ban Xã hội nhận thấy, “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng” có thể coi là biện pháp mạnh mẽ có tính răn đe và giáo dục cao trong phòng, chống bạo lực gia đình, không trái với các điều ước quốc tế về lao động cưỡng bức.

Điều 2 Công ước số 29 về Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) quy định những dịch vụ của thôn xã vì lợi ích trực tiếp của cộng đồng và do những thành viên của cộng đồng đó thực hiện với điều kiện những thành viên của cộng đồng đó hoặc người đại diện của họ được tham khảo ý kiến về sự cần thiết của những công việc đó thì không phải là “lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc”.

Nói cách khác, người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện những công việc phục vụ lợi ích cho cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cộng đồng và do cộng đồng quyết định thì không phải là lao động cưỡng bức, Chủ nhiệm Thuý Anh khẳng định.

Do vậy, bà Thúy Anh cho biết, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị được bổ sung biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng” như quy định tại Điều 33 dự thảo Luật.

Theo điều này thì người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đã bị áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình mà chưa tới mức bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải thực hiện công việc phục vụ cộng đồng mỗi lần không quá 20 giờ và không quá 4 giờ mỗi ngày.

Quy định trên nhận được sự đồng tình của một số vị đại biểu. Tuy nhiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, phải hết sức cân nhắc khi bổ sung biện pháp này.

Ông Cường nêu rõ, đây không phải là vấn đề mới, biện pháp này đã được trình với Quốc hội và được tranh luận, thảo luận khi Quốc hội xem xét thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Quốc hội đã không bổ sung biện pháp này.

Các nước có biện pháp này, nhưng là do Tòa án quyết định. Theo Công ước 29 khi Tòa án đã ra phán quyết và công việc lao động này đặt dưới sự giám sát, quản lý của nhà chức trách thì đó không được gọi là lao động cưỡng bức, ông Cường cho biết.

Ở Việt Nam, theo đại biểu Cường thì có biện pháp lao động của phạm nhân và biện pháp này cũng do Tòa án quyết định, cho nên cũng không gọi là lao động cưỡng bức.

"Còn biện pháp tại dự thảo lại không phải do Tòa án quyết định mà do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định. Theo Công ước 29 sẽ không được loại trừ và như vậy rất dễ bị gọi là lao động cưỡng bức", ông Cường lo ngại.

Dẫn lại ý kiến cho rằng đây là trường hợp loại trừ khỏi lao động cưỡng bức theo điểm e khoản 2 Công ước 29, ông Cường cho rằng ý kiến này cũng cần phải xem xét lại. Vì điểm e khoản 2 Công ước 29 quy định trường hợp loại trừ là: "Các hình thức phục vụ cộng đồng, địa phương do thành viên cộng đồng thực hiện vì lợi ích trực tiếp của cộng đồng, với điều kiện là những thành viên cộng đồng đó hoặc những người đại diện trực tiếp của họ có quyền được tham khảo ý kiến về sự cần thiết của những công việc đó".

Có nghĩa là những người bị buộc phải thực hiện những công việc phục vụ cộng đồng này phải được hỏi ý kiến và phải có sự đồng thuận của họ trên tinh thần tự nguyện.

"Dự thảo quy định là do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thì rõ ràng là không có sự tự nguyện của người có hành vi bạo lực gia đình, cho nên không thể gọi rằng đây là một trường hợp lao động dưới hình thức phục vụ cộng đồng tại địa phương được. Cho nên tôi đề nghị hết sức cân nhắc về vấn đề này", đại biểu Cường nhấn mạnh.

Dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội tiếp tục thảo luận, thông qua tại kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022). 

Cúp C2
上一篇:Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
下一篇:Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn