【fc ryukyu】Thoát nghèo từ chương trình hỗ trợ bò giống
Từ “cần câu” của Nhà nước
Ngoài 30 tuổi,ừchươngtrigravenhhỗtrợbogravegiốfc ryukyu chị Thị Ngun ở thôn 6, xã Long Tân phải một mình nuôi 4 con nhỏ, hoàn cảnh rất khó khăn. Năm mẹ con chị ở trong căn nhà tạm bợ. Được Nhà nước cấp 0,8 ha đất canh tác theo Chương trình 134 tại xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập và năm 2019, gia đình chị tiếp tục được hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết, được tặng 2 con bò sinh sản. Chăm chỉ làm ăn cùng với sự trợ giúp của Nhà nước, đến nay cuộc sống của mẹ con chị đã tạm ổn. Mỗi năm, với 0,8 ha điều, chị thu từ 25-30 triệu đồng, đàn bò cũng sinh sản thành 4 con và 2 bò mẹ chuẩn bị đẻ. Kinh tế gia đình dần ổn định, chị Ngun nói: “Được Đảng, Nhà nước quan tâm xây nhà, cho bò làm vốn nên gia đình tôi đã giảm nghèo, không còn khó khăn như trước”.
Thôn 6, xã Long Tân có rất nhiều gia đình thoát nghèo nhờ chương trình hỗ trợ bò giống
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng kinh tế gia đình anh Điểu Quay ở thôn 6, xã Long Tân vẫn cơ bản ổn định. Hiện gia đình anh nuôi 12 con bò, trong đó có 5 bò mẹ đang mang bầu. Anh Điểu Quay cho biết, năm 2015, được Nhà nước hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội 2 đợt với tổng 75 triệu đồng và được người thân hỗ trợ thêm, anh mua 5 con bò giống lai Sind về nhân đàn. Được cán bộ thú y xã và ban thôn quan tâm, hỗ trợ kỹ thuật cũng như tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đàn bò của gia đình anh phát triển rất tốt, có thời điểm lên đến hơn 20 con, bê cái thì để lại nuôi nhân giống tăng đàn, còn bê đực nuôi lớn rồi bán.
Trung bình mỗi năm, anh Quay bán từ 4-5 con bò thịt, thu gần 100 triệu đồng. Anh còn tận dụng ủ phân bò bón cho vườn điều 1 ha của gia đình, vừa giảm chi phí vừa đảm bảo năng suất. Để tiết kiệm nhân công, gia đình anh cùng 3 hộ dân khác trong thôn thỏa thuận chăn bò đổi công, mỗi nhà chăn 1 ngày, thời gian còn lại tranh thủ làm việc khác. Đến nay, gia đình anh đã thoát nghèo, vươn lên khá giả. Anh Quay chia sẻ: “Được Nhà nước quan tâm hỗ trợ vay vốn để chăn nuôi, kinh tế gia đình ổn định, tôi rất phấn khởi. Thời gian tới, gia đình tôi sẽ chăm sóc đàn bò thật tốt để bò đẻ thêm, con nào khỏe mạnh để nuôi, số còn lại nuôi lớn rồi bán bò thịt để phát triển kinh tế”.
…Và hiệu quả tích cực
Từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước, không chỉ vươn lên thoát nghèo, khi kinh tế gia đình khá giả, chị Thị Dim cùng ở thôn 6, xã Long Tân còn thường xuyên hỗ trợ các hộ khó khăn hơn bằng việc bán bò trả góp và chia sẻ kinh nghiệm nuôi. Từ năm 2008, gia đình chị đã tự mua giống bò lai Sind về chăn thả, sau đó được Nhà nước hỗ trợ thêm con giống, năm 2010 gia đình chị đã thoát nghèo bền vững. Hiện nay, với đàn bò 17 con, lợi thế đồng cỏ gần nhà, chị vẫn tiếp tục nuôi bò theo hình thức chăn thả, trồng thêm cỏ voi và mua rơm cho bò ăn vào mùa khô.
Đến nay, số hộ nghèo trong thôn đã giảm rất nhiều, hiện toàn thôn có 237 con bò của 52 hộ chăn nuôi. Những năm gần đây, từ chương trình hỗ trợ của Nhà nước về giảm nghèo bền vững, bà con phát triển rất tốt. Năm 2015, thôn có 132 hộ nghèo, dự kiến cuối năm 2021 giảm còn 3 hộ, tất cả đều nhờ vào các chính sách giảm nghèo, đặc biệt là chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình 135 của Nhà nước. Ông VƯƠNG NGỌC BỬU SƠN, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn 6, xã Long Tân |
Trung bình mỗi năm, gia đình chị Thị Dim xuất bán từ 5-7 con bò thịt, thu trên 100 triệu đồng. Không chỉ vậy, chị còn gom phân bò bán theo khối, mỗi năm thu hàng chục triệu đồng. Tích lũy kinh nghiệm qua nhiều năm, chị nhận hỗ trợ phối giống bò cho các hộ trong thôn. Vươn lên từ khó khăn, được Đảng và Nhà nước quan tâm, chị Dim rất phấn khởi, từ đó thường xuyên giúp đỡ các gia đình khó khăn. Đến nay, đã có 6 hộ được chị Dim giúp đỡ bán bò trả góp, không tính tiền lời, tùy vào khả năng kinh tế để trả dần. Đồng thời, chị cũng không ngại chia sẻ kỹ thuật chăm sóc bò thịt, bò đẻ, kinh nghiệm xử lý khi bò mắc bệnh, vận động mọi người xung quanh chăm chỉ làm ăn và chăm sóc tốt bò giống được hỗ trợ, từ đó phát triển kinh tế gia đình. Đợt dịch vừa qua, đàn bò của gia đình chị và các hộ xung quanh khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh viêm da nổi cục.
Chị Dim phấn khởi nói: “Nhiều khi bà con ở đây thiếu tiền, tôi sẵn sàng bán thiếu, rồi người ta đi làm, cạo mủ cao su có tiền sẽ trả dần. Tôi thường xuyên động viên chị em ráng chăn nuôi, ngày trước tôi cũng cực khổ lắm, được Nhà nước giúp đỡ và chăm chỉ làm ăn, tích góp mới có được như hôm nay. Nghĩ đến điều đó nên tôi sẵn sàng hỗ trợ người khó khăn hơn”.
Thôn 6 là địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện Phú Riềng, đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm gần đây, thôn 6 được Đảng, Nhà nước quan tâm, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, các công trình an sinh xã hội. Đặc biệt, thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động, người dân đã thay đổi nhận thức, cách làm, từ đó kinh tế cải thiện, đời sống được nâng lên.
(责任编辑:La liga)
- Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- Viết nhiều bản hit, Khắc Anh vẫn bị gọi là 'nhạc sĩ ẩn mình nhất showbiz Việt'
- NTK Thảo Nguyễn giới thiệu bộ sưu tập lấy cảm hứng từ mùa thu và hoa hồng
- Thành tích của Kỳ Duyên sau hơn 1 tuần 'chinh chiến' tại Miss Universe 2024
- Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- Công thức tẩy tế bào chết cho da đầu tại nhà
- Sao Hàn 8/11: Cuộc sống thượng lưu của 'tình đầu quốc dân', Jennie gợi cảm
- Nhóm nhạc 2NE1 tổ chức 2 đêm concert ở Việt Nam
- Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- Con trai duy nhất của NSND Thái Bảo tài năng thế nào?
- Hoa hậu Thanh Thủy có cơ hội đăng quang Miss International 2024?
- NSND Minh Châu khóc nghẹn khi nhắc đến diễn viên Quốc Tuấn
- Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- Cách khắc phục rụng tóc ở nữ giới
- Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- Gội đầu nhiều tóc có nhanh dài?
- Sao Hàn 6/11: Nữ thần tượng đóng phim nhạy cảm, Choi Ji Woo bình yên bên con gái
- Đại diện Australia đăng quang, Việt Nam 'trắng tay' tại Hoa hậu Trái đất 2024
- Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- Ngoài ngân sách, lý do gì khiến LHP Quốc tế Hà Nội khó mời sao quốc tế?