设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【số liệu thống kê về inter milan gặp atalanta】Nguy cơ từ những sản phẩm may mặc không được chứng nhận hợp quy 正文

【số liệu thống kê về inter milan gặp atalanta】Nguy cơ từ những sản phẩm may mặc không được chứng nhận hợp quy

来源:Empire777 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-11 01:30:49
Đồ sơ sinh Ếch Cốm vi phạm mang tính hệ thống?ơtừnhữngsảnphẩmmaymặckhôngđượcchứngnhậnhợsố liệu thống kê về inter milan gặp atalanta Trao Chứng nhận hợp quy thiết bị trạm gốc 5G 8T8R và 32T32R Lạng Sơn: Cửa hàng mang thương hiệu Owen bán hàng Trung Quốc thiếu hợp quy

Theo Thông tư số 07/2018/TT-BCT về việc sửa đổi Thông tư số 21/2017/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành, từ ngày 01/01/2019 quy định, các sản phẩm dệt may, hàng may mặc trước khi đưa ra thị trường bắt buộc phải được chứng nhận phù hợp quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may.

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn hàm lượng formaldehyt của sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam không được vượt quá 30mg/kg (đối với sản phẩm dành cho trẻ em dưới 3 tuổi); 75mg/kg (đối với sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da) và 300mg/kg (đối với sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da).Trong khi đó, giới hạn về hàm lượng amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo không vượt quá 30mg/kg.

Cũng theo Quy chuẩn này, từ ngày 1/1/2019, danh mục sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của quy chuẩn gồm: Quần, áo, váy, các loại vải may mặc, các loại thảm trải sàn, hàng phụ kiện may mặc như tất, khăn, mũ, găng tay, cà vạt, chăn, ga, gối, đệm, rèm cửa, giày, dép thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày luyện tập và các loại tương tự… chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy (dấu CR) theo quy định.

Dấu hợp quy do doanh nghiệp được chứng nhận hợp quy tự gắn lên sản phẩm hàng hóa của mình, đồng thời chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý. Cơ quan quản lý sẽ kiểm tra dấu hợp quy trên sản phẩm, bao bì. Sau đó kiểm tra hồ sơ liên quan đến việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; sản phẩm hàng hóa được gắn dấu hợp quy CR mà không chứng minh đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thì bị coi là vi phạm pháp luật.

Trên thực tế, thời gian qua, hàng trăm doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đã chú trọng việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy cho sản phẩm theo QCVN 01:2017/BCT cho các sản phẩm quần áo, dệt may. Đây là việc làm vừa thể hiện tinh thần tuân thủ pháp luật, vừa thể hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, phân phối sản phẩm dệt may đối với sức khoẻ người tiêu dùng.

Tuy nhiên, song song với những doanh nghiệp có ý thức tuân thủ pháp luật, thị trường vẫn còn một số doanh nghiệp chưa tiến hành chứng nhận hợp quy, gắn dấu hợp quy cho sản phẩm dệt may theo quy định của Bộ Công Thương. Điều này không chỉ khiến dư luận bức xúc mà còn tiềm ẩn nguy cơ tới sức khoẻ người tiêu dùng nếu hàm lượng formaldehyde có trong sản phẩm dệt may vượt quá mức chuẩn cho phép.

Nguy cơ từ những sản phẩm may mặc không được chứng nhận hợp quy
Một sản phẩm may mặc không được gắn dấu hợp quy (dấu CR) theo quy định pháp luật.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Tiêu chuẩn chất lượng cho biết, formaldehyde là chất có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, chỉ với hàm lượng thấp formaldehyde mà cơ thể con người tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ như có khả năng gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi.

Nghiêm trọng hơn, formaldehyde là tác nhân gây sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, phụ nữ có thai bị nhiễm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm cũng có khả năng thâm nhập vào cơ thể con người, chúng có thể bị phân hủy trong hệ trao đổi chất và sản sinh ra chất aromatic amine. Đây đều là các tác nhân có thể gây nhiều loại ung thư cho con người. Do đó, nếu không kiểm soát formaldehyde trong sản phẩm may mặc, người dùng sẽ phải đối mặt với rủi ro về sức khoẻ.

"Những ảnh hưởng của formaldehyde tới sức khoẻ người dùng đã được khoa học chứng minh. Do đó, những sản phẩm chưa được chứng nhận theo QCVN 01:2017/BCT có nguy cơ lớn không đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người dùng. Người tiêu dùng chỉ nên chọn các sản phẩm may mặc đã được chứng nhận theo quy định", vị chuyên gia nói.

Cùng chia sẻ về vấn đề trên, GS. TS Nguyễn Hải Nam, Trưởng bộ môn Hóa dược (Trường Đại học Dược Hà Nội), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê formaldehyde vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Cơ thể con người nếu tiếp xúc với formaldehyde trong thời gian dài dù hàm lượng cao hay thấp cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu, gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng... Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho hay, các nhóm người dễ bị ảnh hưởng bởi formaldehyde nhất là trẻ em, người cao tuổi, những người bị hen suyễn và gặp các rắc rối về đường hô hấp.

Formaldehyde tồn tại trong vải là hoàn toàn có thể, không phân biệt vải dệt của nhà máy hay vải dệt thủ công truyền thống. Formaldehyde tồn tại trong vải do được sử dụng trong công đoạn in nhuộm và hoàn tất nhằm giữ màu, tạo liên kết ngang để chống nhăn trong khâu hoàn tất, chống nấm mốc. Dùng formaldehyde dạng nhựa trong xử lý hoàn tất để chống nhàu, phần lớn áp dụng cho sản phẩm dệt từ sợi thiên nhiên như cotton, tơ tằm...

"Mặc dù hiện nay có rất nhiều công nghệ và hóa chất khác để thay thế formaldehyde nhưng formaldehyde vẫn được sử dụng trong công nghiệp dệt vì giá thành rẻ. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được chất này ở giới hạn cho phép, rất dễ xảy ra những tác động xấu tới sức khoẻ con người", GS.TS Nguyễn Hải Nam cho hay.

Một số chuyên gia đề nghị, cần có các biện pháp mạnh hơn để kiểm soát, xử lý các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy sản phẩm may mặc theo QCVN 01:2017/BCT. Đặc biệt, cần tăng cường công tác kiểm nghiệm sản phẩm, từ đó nhanh chóng thu hồi các sản phẩm không đủ điều kiện an toàn trên thị trường.

Sản phẩm không chứng nhận hợp quy có thể bị thu hồi

Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá và Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử quy định rõ:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:

- Không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy;

- Không đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền;

- Không sử dụng dấu hợp quy, sử dụng dấu hợp quy không đúng quy định đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường;

- Không tự thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện hàng hóa của mình đang lưu thông hoặc đã đưa vào sử dụng có chất lượng không phù hợp công bố hợp quy hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

- Không thực hiện lại việc công bố khi có sự thay đổi về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có sự thay đổi về tính năng, công dụng, đặc điểm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy;

- Sử dụng chất phụ gia, hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng hoặc chưa được phép sử dụng trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa, trừ trường hợp trong sản xuất, pha chế thực phẩm;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:

- Không thực hiện đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng phải áp dụng một trong các biện pháp sau: Chứng nhận hoặc giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc thừa nhận theo quy định pháp luật; tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;

- Không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy bởi tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định pháp luật hoặc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực.

Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Biện pháp khắc phục hậu quả theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu;

- Buộc thu hồi và tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng;

- Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, thủy sản nuôi, cây trồng và môi trường.

热门文章

2.0677s , 7251.453125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【số liệu thống kê về inter milan gặp atalanta】Nguy cơ từ những sản phẩm may mặc không được chứng nhận hợp quy,Empire777  

sitemap

Top