Nợ từ năm này qua năm khác
TheồinợthuếcủadoanhnghiệpCầnmạtỷ lệ kèo bóng đá c1o thống kê của Tổng cục Thuế, tính đến 31/1/2018, cơ quan Thuế đã thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ và đã thu được 3.943 tỷ đồng tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12/2017 chuyển sang năm 2018. Con số này đạt tỷ lệ 8,9% nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày tại thời điểm 31/12/2017. Tổng số tiền thuế nợ của 63 Cục Thuế tính đến thời điểm 31/1/2018 là hơn 75,8 nghìn tỷ đồng.
Có thể nói, thời gian qua, không thể phủ nhận ngành Thuế đã nỗ lực trong việc thu hồi nợ thuế, chống thất thu cho ngân sách Nhà nước, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đơn cử như tại Cục Thuế Hà Nội, đây là 1 trong 2 địa phương đem lại số thu ngân sách Nhà nước lớn nhất cả nước và cũng là 1 trong những đơn vị đứng đầu về số nợ thuế. Công tác quản lý nợ đọng thuế luôn được Cục Thuế Hà Nội tiếp tục xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ. Dù liên tục đôn đốc và thực hiện các biện pháp từ hỗ trợ đến cưỡng chế mạnh tay nhưng tại Cục Thuế này vẫn còn không ít doanh nghiệp nợ thuế chây ì mà cơ quan này đã dùng nhiều biện pháp mà vẫn “bó tay”.
Trong đợt công bố doanh nghiệp chây ì nợ thuế mới được ông bố gần đây, Cục Thuế Hà Nội đã nhấn mạnh 25 doanh nghiệp dù đã thực hiện đòi và “bêu” tên nhiều lần từ các năm trước nhưng vẫn chưa thu được kết quả. Điển hình phải kể đến Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long, một doanh nghiệp hiện có số nợ thuế lên tới gần 355 tỷ đồng và chây ì nhiều năm. Theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán năm 2016, kể từ năm 2011 đến hết năm 2016, doanh nghiệp chìm trong thua lỗ, vì vậy vốn chủ sở hữu đã âm 2.339 tỷ đồng. Báo cáo cho thấy, các khoản nợ xấu đã lên tới 1.416 tỷ đồng, chủ yếu là các đối tác, khách hàng của công ty, trong khi giá trị thu hồi chỉ khoảng 104 tỷ đồng. Đầu tư vào công ty liên kết lên tới 474 tỷ đồng giá trị gốc song giá trị thực tế chỉ còn 5,36 tỷ đồng. Các số liệu ở trên cho thấy, doanh nghiệp này khó khăn ở mức độ xoay sở sống qua ngày. Tiền thu về chưa đủ để “nộp” cho ngân hàng, do vậy việc chây ì đóng thuế có lẽ khó tránh khỏi và cũng là vì khó khăn không nộp thuế cũng “chả chết ai, chả ai làm gì được”.
Mới đây, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP.Hà Nội, Cục Thuế Hà Nội đã rà soát, tổng hợp có 39 doanh nghiệp nợ thuế lớn và kéo dài. Tính đến ngày 20/3/2018, trên địa bàn, nợ tiền sử dụng đất của 23 dự án là 3.876 tỷ đồng; 7 dự án nợ tiền thuê đất tại 6 địa bàn quận, huyện, thị xã với số tiền nợ 160 tỷ đồng; 9 doanh nghiệp nợ thuế, phí với tổng số tiền 92 tỷ đồng. Từ đó, cơ quan Thuế đã phải "mời" các doanh nghiệp này đến làm việc để tìm cách giải quyết cụ thể.
Khó khăn hay chây ỳ?
Vì sao ngành Thuế còn có nhiều “con nợ” tiền thuế lớn như vậy? Sự khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp trong vài năm gần đây là có thật. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên không có năng lực về tài chính để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Cùng với đó, còn tình trạng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, chậm được thanh toán dẫn đến nợ thuế.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả doanh nghiệp nợ thuế đều khó khăn về tài chính. Ngược lại, có những doanh nghiệp vẫn hoạt động hiệu quả, cơ sở vật chất khang trang, thậm chí là hoành tráng, nhưng vẫn không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Với 39 doanh nghiệp nợ lớn mà Cục Thuế Hà Nội vừa gọi lên “nhắc nhở”, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Nguyễn Thế Mạnh nhận định, ngoài một số trường hợp có khó khăn vướng mắc khi triển khai dự án, phần lớn các doanh nghiệp này đều có dòng tiền, có phát sinh doanh thu nhưng không nộp thuế kịp thời đúng hạn theo quy định. Cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của một số doanh nghiệp chưa cao, còn chây ì, dây dưa chưa nộp thuế đúng hạn vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Bàn về khó khăn trong công tác cưỡng chế nợ thuế, theo ThS. Lê Thị Minh Phương, Khoa Quản lý Tài chính công, Học viện Tài chính, có một thực tế, số doanh nghiệp nợ thuế ngày một nhiều với số tiền ngày một lớn, tuy nhiên, hiện nay quy định chế tài xử phạt với đơn vị cố tình vi phạm còn chưa đủ mạnh, chưa mang tính răn đe, Luật Quản lý thuế không quy định chế tài xử lý hình sự đối với người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp. Quy định về chế tài cưỡng chế cũng có nhiều bất cập. Theo quy định hiện hành, sau khi cưỡng chế tài khoản 30 ngày nếu người nợ thuế không nộp nợ thuế thì tiếp tục biện pháp cưỡng chế bằng hợp đồng với thời hiệu 12 tháng. Sau đó mới đến các bước tiếp theo là cưỡng chế bằng biện pháp kê khai tài khoản, bán đấu giá tài khoản kê biên; thu tiền tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ... Các bước cưỡng chế tiếp theo khá khó khăn và phức tạp, do sự phối hợp các ban ngành khác như Kho bạc, Ngân hàng, Công an, Tòa án… vẫn còn nhiều bất cập.
Để đẩy mạnh công tác quản lý nợ thuế, mới đây, Tổng cục Thuế đã thông báo danh sách các doanh nghiệp nợ thuế chỉ từ 5 triệu đồng trở lên trên địa bàn quản lý tại thời điểm 31/12/2017. Từ đó, Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế phân công, giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm đôn đốc, cưỡng chế và công khai thông tin nợ thuế để thu hồi nợ đọng thuế vào ngân sách nhà nước cụ thể cho từng đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Thuế, đến từng cán bộ lãnh đạo và từng công chức chịu trách nhiệm thực hiện đối với từng doanh nghiệp. Năm 2018, Tổng cục Thuế kỳ vọng sẽ giảm số nợ thuế xuống mức 5% tổng thu ngân sách nhà nước.
Nằm trong danh sách doanh nghiệp chây ì từ năm 2015 và 2016 của Cục Thuế Hà Nội còn nhiều tên tuổi như: Công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên Bắc Sơn, Công ty Cổ phần công nghiệp Tự Cường, Công ty TNHH một thành viên thiết bị công nghiệp Tiến Đạt, Công ty cổ phần năng lượng Encom … với số nợ thuế lên tới vài chục tỷ đồng. Điều đáng nói, nhiều tên tuổi trong số này đã bỏ địa chỉ công ty, số điện thoại liên hệ bị khóa và trang web không còn hoạt động. |