【vua phá lưới seria】Đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây
Cây ăn trái là thế mạnh nông nghiệp của tỉnh,Đẩymạnhlinkếtsảnxuấttiuthụvua phá lưới seria vì vậy vấn đề xây dựng nhãn hiệu, sản xuất an toàn, liên kết tìm đầu ra cho mặt hàng nông sản này đang được đẩy mạnh thực hiện.
Khóm là một trong những nông sản chủ lực của tỉnh, hiện có nhiều diện tích sản xuất đạt chuẩn VietGAP.
Sản xuất an toàn
Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã xây dựng nhiều thương hiệu, nhãn hiệu nông sản như cam sành Ngã Bảy, bưởi Năm Roi Phú Hữu, khóm Cầu Đúc, chanh không hạt Hậu Giang, quýt đường Long Trị, xoài cát Hòa Lộc... để quảng bá đặc sản này của địa phương. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh còn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện tự nhiên của từng vùng, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Chanh không hạt ở HTX Nông nghiệp Thạnh Phước, huyện Châu Thành, được doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm.
Theo ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang, trong những năm gần đây, việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; đổi mới cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại hiệu quả cao, nông sản hàng hóa ngày càng nhiều, góp phần phát triển kinh tế địa phương, cải thiện đời sống của nông dân. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nông sản của tỉnh có liên kết, bao tiêu sản phẩm nhưng chủng loại và số lượng bao tiêu chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng. Việc bao tiêu vẫn còn gặp nhiều khó khăn do sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, trình độ sản xuất còn lạc hậu so với các nước trong khu vực dẫn đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm có tốt nhưng độ đồng đều chưa cao, chi phí sản xuất nhiều, giá thành cao nên chưa hấp dẫn doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tập quán canh tác riêng lẻ, tự phát của nông dân nên chưa tạo được thế mạnh trong liên kết sản xuất để đủ khả năng tự ký kết hợp đồng hoặc tìm đầu ra cho sản phẩm.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành nông nghiệp của tỉnh xác định được những cây trồng chủ lực, có tiềm năng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao để đẩy mạnh đầu tư về khoa học kỹ thuật, cũng như hỗ trợ người dân tìm đầu ra và liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm ổn định sản xuất cũng như nâng cao thu nhập cho nông dân. Những cây trồng của tỉnh mà sản phẩm đã được bao tiêu và có đầu ra ổn định như chanh không hạt, bưởi Năm Roi,… Sản phẩm của những loại cây trồng này đã được xuất khẩu sang các nước như Hà Lan, Ấn Độ, Trung Đông..., góp phần rất lớn trong việc nâng cao thu nhập cho người dân
Ngoài xây dựng thương hiệu, ngành nông nghiệp tỉnh xác định muốn cây ăn trái phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng cũng như kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư bao tiêu sản phẩm thì trước tiên sản phẩm phải an toàn, đạt chất lượng. Muốn sản phẩm an toàn thì cần phải sản xuất chuỗi và theo tiêu chuẩn, quy chuẩn. Do đó, tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP như chanh không hạt Hậu Giang của HTX Nông nghiệp Thạnh Phước. Theo lãnh đạo HTX Nông nghiệp Thạnh Phước, huyện Châu Thành, nhiều diện tích chanh không hạt của HTX đã được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và đã được Công ty The Fruit Republic (Hà Lan) bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Do đó, đầu ra và giá bán của sản phẩm này luôn ổn định nên góp phần nâng cao thu nhập của bà con nông dân.
Ngoài ra, bưởi Năm Roi Phú Hữu với quy mô 54ha đã được chứng nhận GlobalGAP và cũng được Công ty The Fruit Republic (Hà Lan) bao tiêu toàn bộ sản phẩm nên việc tiêu thụ ổn định và giá ở mức cao. Còn khóm Cầu Đúc được chọn là một trong bốn cây chủ lực của tỉnh Hậu Giang. Trong thời gian qua được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu hàng hóa “Khóm Cầu Đúc Hậu Giang” và được Sở Khoa học Công nghệ, Sở NN&PTNT đầu tư nguồn giống, vốn để xây dựng các mô hình sản xuất theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất khóm Cầu Đúc theo tiêu chuẩn VietGAP và đã được chứng nhận VietGAP hơn 50ha. Ngoài việc tiêu thụ trái tươi thì tỉnh đã có một nhà máy chế biến khóm đóng hộp nên đầu ra của khóm luôn ổn định. Hiện tại giá khóm luôn ở mức khá hấp dẫn nên bà con trồng khóm đang rất phấn khởi.
Bên cạnh đó, còn có quýt đường Long Trị, cam sành Ngã Bảy, xoài cát Hòa Lộc đã được chứng nhận VietGAP. Song song đó, ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang xây dựng, định hướng sản xuất nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác theo tiêu chuẩn VietGAP để sản phẩm nông nghiệp được an toàn. Ngành còn tích cực xúc tiến thương mại, cũng như kêu gọi doanh nghiệp đầu tư liên kết, tiêu thụ sản phẩm nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp ổn định bền vững, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.
Những định hướng phát triển
Để phát huy giá trị của các loại cây ăn trái, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai và thực hiện chương trình phát triển nông sản chủ lực với một số định hướng như tổ chức sản xuất quy mô lớn, tập trung theo chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc, sản xuất gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm các ngành hàng cây ăn trái chủ lực của tỉnh. Tập trung xây dựng vùng chuyên canh có quy mô sản xuất hàng hóa lớn để đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cơ giới hóa. Mở rộng diện tích cánh đồng lớn trên các loại cây trồng, để tăng cường việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất; áp dụng thống nhất, đồng bộ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, gắn vùng nguyên liệu với các cụm công nghiệp, dịch vụ theo hướng khép kín từ sản xuất - bảo quản - chế biến - tiêu thụ. Từ đó, làm tăng hiệu quả sản xuất và tiết giảm chi phí cho người nông dân. Tập trung sản xuất các loại cây trồng có năng suất và chất lượng cao, chú trọng các giống lai, nhập nội; tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, sản xuất nông sản theo hướng sạch, an toàn hoặc tuân thủ theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung chuyển đổi diện tích lúa và mía kém hiệu quả sang các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Xây dựng nhãn hiệu, phát triển thương hiệu, chứng nhận bảo hộ quyền thương hiệu hàng hóa Việt Nam cho các loại trái cây đặc sản. Tăng cường công tác bảo vệ thực vật, chủ động phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng. Rà soát, nâng cấp cơ sở hạ tầng và hệ thống thủy lợi nội đồng để thúc đẩy sản xuất cây ăn trái của tỉnh phát triển.
Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho rằng tỉnh có hơn 41.000ha cây ăn trái, trong đó có khoảng 15% diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, 80% sản xuất theo hướng an toàn, các nông sản được cấp mã số vùng trồng, gắn với truy xuất nguồn gốc… Tuy nhiên, sản xuất của nông dân vẫn còn chạy theo phong trào, chưa theo quy hoạch, dẫn đến tình trạng “trồng, chặt” còn xảy ra. Vì vậy, vấn đề liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây gắn với truy xuất nguồn gốc hiện nay là rất cần thiết.
Để lĩnh vực cây ăn trái phát triển mạnh, ngành nông nghiệp Hậu Giang cũng đã đề nghị Bộ NN&PTNT nên xây dựng liên kết vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung số lượng lớn để ổn định sản phẩm cho việc tiêu thụ hoặc xuất khẩu lâu dài. Nghiên cứu xây dựng các mô hình canh tác cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ giới hóa nhằm tăng năng suất, giảm chi phí nhằm hạ giá thành để đủ sức cạnh tranh. Thành lập các hợp tác xã sản xuất cây ăn trái đủ lớn, mạnh để tự tìm kiếm và ký kết các hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ hoặc tự xuất khẩu sản phẩm của hợp tác xã mình sản xuất được nhằm tránh việc tiêu thụ sản phẩm qua nhiều khâu, nhiều trung gian. Nghiên cứu đổi mới, lai tạo hoặc hoàn thiện các bộ giống đạt năng suất và chất lượng sản phẩm cao, có tính thích nghi trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Nâng cao trình độ sản xuất cho người dân bằng việc thực hiện nhiều mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tuyên truyền nhân rộng các mô hình hiệu quả để người dân tiếp cận...
Tổng diện tích cây ăn trái toàn tỉnh hiện đạt 41.568ha, tăng 2.332ha so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, diện tích trồng cây có múi là 14.431ha, khóm 2.744ha, còn lại cây ăn trái khác…; sản lượng đạt trên 200.000 tấn/năm. |
Bài, ảnh: HOÀI THU