【quả ngoại hạng anh】Người nuôi heo bỏ đàn vì những nghịch lý từ thị trường
Đại dịch heo tai xanh ở Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung trong năm 2010 đã khiến ngành chăn nuôi rơi vào tình trạng ảm đạm do giá liên tục giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi. Nay giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh trở lại càng khiến người chăn nuôi thêm khó. Câu chuyện bỏ chuồng,ườinuocirciheobỏđagravenvigravenhữngnghịchlyacutetừthịtrườquả ngoại hạng anh giảm đàn và nguy cơ thiếu thực phẩm vào dịp cuối năm lại được nhắc đến.
GIÁ HEO HƠI GIẢM, GIÁ CÁM TĂNG
Đến bây giờ, mỗi lần nhìn vào dãy chuồng heo phía sau nhà, bà Trần Thị Bảy ở ấp Thanh Sơn, xã Thanh An (Hớn Quản) không khỏi ngậm ngùi bởi đại dịch heo tai xanh năm 2010 làm 25 con heo trị giá vài chục triệu đồng “ra đi”. Bà Bảy cho biết: “Thu nhập chính của gia đình tôi là từ nuôi heo. Thế mà dịch bệnh cướp đi toàn bộ vốn liếng của gia đình. Nay giá heo hơi giảm, chi phí thức ăn tăng cao, đa phần người nuôi nhỏ lẻ phải chịu lỗ hoặc hòa vốn”. Bà Bảy tính: “Cùng thời điểm này năm 2011, mỗi con heo thịt tôi lãi từ 1,5 đến 2 triệu đồng. Nhưng cách đây khoảng gần một tháng, tôi bán đàn heo, mỗi con lỗ 500-700 ngàn đồng”.
Nhiều nông dân mong được tiếp cận với vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư tái đàn. Ảnh: Chủ tịch Hội nông dân xã Thanh An thăm đàn heo của gia đình bà Bảy |
Ông Nguyễn Đức Lợi ở ấp Bù Dinh, xã Thanh An cho biết, gia đình ông còn 5 con heo mẹ, 20 heo thịt khoảng 100kg/con, 40 heo con đang bắt đầu tập ăn. “Trung bình mỗi ngày chi phí thức ăn cho đàn heo khoảng 1,5 triệu đồng. Khó nhất là 20 con heo thịt đã đến kỳ xuất chuồng nhưng không bán được. 10 ngày nay gia đình tôi gọi điện khắp nơi nhưng thương lái cứ hẹn lần rồi đòi hạ giá. Với giá heo hơi 34 ngàn đồng/kg như hiện nay, nếu bán 20 con heo thịt, gia đình tôi lỗ khoảng 15 triệu đồng. Nhưng không thể không bán”, ông Lợi phân trần.
Một nghịch lý đã tồn tại từ rất lâu, đó là trong khi người nuôi heo liên tục phải đối mặt với dịch bệnh, sự leo thang của giá thức ăn chăn nuôi và những biến động của thị trường thì những thương lái không phải sớm hôm chăm sóc đàn heo, chẳng phải bỏ tiền đầu tư hay thiệt hại vì dịch bệnh vẫn... “sống khỏe”. Ông Lợi tính toán, với giá heo hơi 33-34 ngàn đồng/kg, giá thịt heo bán trên thị trường dao động từ 65-100 ngàn đồng/kg, mỗi con heo sau khi giết mổ và đến tay người tiêu dùng, thương lái bỏ túi hàng triệu đồng. Điều này chứng tỏ khi qua nấc trung gian, giá thịt heo đã bị thổi lên gấp 2-3 lần giá mua tại chuồng. Và như thế, người nuôi heo thua lỗ, người tiêu dùng phải mua với giá cao, còn thương lái thì cứ thản nhiên thu tiền.
Ông Cao Cự Thắng, Chủ tịch Hội nông dân xã Thanh An nói, lợi dụng khó khăn của người nuôi heo, thương lái cấu kết với nhau thao túng thị trường, ép giá nông dân mỗi khi có dịch bệnh. Nhiều đàn heo đến kỳ xuất chuồng, dù giá thấp vẫn phải bán.
Ông Lê Phước Thành, Phó chủ tịch UBND xã Thanh An nói, xã hiện có khoảng 2.600 con heo. Nếu giá heo giống, heo thương phẩm không tăng trở lại, từ nay đến cuối năm, đàn heo của xã có khả năng sẽ giảm.
Không chỉ Thanh An mà nhiều địa phương khác trong tỉnh, đàn heo sẽ giảm đáng kể do người chăn nuôi, nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ phải bỏ đàn. Nhiều khả năng cuối năm sẽ khan hiếm thực phẩm, giá thịt heo trên thị trường lại tăng cao.
ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân giá heo hơi giảm mạnh trong thời gian qua là do dư âm của tình trạng lạm dụng chất tạo nạc: Người tiêu dùng e ngại thịt heo. Sự thiếu liên kết trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ cũng là một trong những nguyên nhân khiến người chăn nuôi bị thương lái ép giá. Thực tế cho thấy, trong lúc người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình đang lao đao vì bão giá thì các trang trại nuôi heo theo quy mô công nghiệp, hiện đại vẫn duy trì ổn định và phát triển.
Ngoài ra, phần do kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, dẫn đến sức mua giảm. Thông tin về dịch bệnh heo tai xanh cũng làm nảy sinh tâm lý e ngại ở người tiêu dùng. Cùng với đó việc nhập khẩu thịt heo, các sản phẩm động vật thời gian qua cũng làm biến động thị trường thịt heo trong nước.
Song, nguyên nhân chính vẫn do giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng khiến người nuôi heo lỗ nặng. Bà Phạm Thị Mỹ Hằng, chủ đại lý cấp I cám Con Cò ở chợ Đồng Xoài cho biết, thời gian qua, tất cả các loại cám đều tăng giá. Trong tháng 9, giá cám tăng 2 lần, tháng 10 tăng 1 lần. Mỗi lần tăng từ 6.000-8.000 đồng/bao. Hiện tại, cám Con Cò hỗn hợp cho heo ăn tăng 13-14 ngàn đồng/bao loại 25kg. Bà Hằng cho biết thêm, các loại nguyên liệu như bắp, đậu nành trong nước không đáp ứng được nhu cầu của nhà máy nên phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài về khiến giá cám liên tục tăng trong thời gian qua...
GIẢI PHÁP NÀO CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI?
Thực tế cho thấy, trong bối cảnh khó khăn, nhiều nông hộ đang bỏ chuồng, giảm đàn hoặc nuôi cầm chừng chờ tăng giá trở lại. Bà Dương Thị Ngoạt ở khu phố Tân Liên, thị trấn Tân Phú (Đồng Phú) cho biết, vài năm trở lại đây, giá thức ăn chăn nuôi cao nhưng giá heo hơi không tăng nên gia đình đã chuyển sang nuôi heo rừng lai. Ưu điểm của heo rừng lai là ăn tạp, sức đề kháng tốt, đầu ra ổn định. Để sống được bằng nghề chăn nuôi, người nông dân đang gặp rất nhiều khó khăn do chi phí đầu tư cao, càng nuôi nhỏ lẻ càng nhiều rủi ro.
Toàn tỉnh hiện có 151 trại heo, 132.678 con. Các cấp, các ngành chức năng của tỉnh cùng với việc kiểm soát dịch bệnh cũng đã tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi. Đồng thời, thông tin giá cả thị trường đến người dân và tạo điều kiện để nông dân tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để tiếp tục sản xuất - kinh doanh, tránh tình trạng thiếu hàng đẩy giá thực phẩm tăng cao. |
Ông Phạm Văn Hoang, Chi cục trưởng Chi cục thú y nói, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, các hộ dân nên hạn chế nuôi heo giống địa phương mà thay bằng các loại giống ngoại, giống lai cho hiệu quả cao. Những người chăn nuôi cũng có thể liên kết thành các nhóm, hội để dễ dàng quản lý sản xuất, tìm kiếm thị trường và hạn chế những rủi ro từ dịch bệnh cũng như sự bấp bênh của thị trường.
Minh Luận