【bang xep hang bong da italia】Còn dư địa nâng cao chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới

时间:2025-01-25 23:34:27来源:Empire777 作者:Cúp C2

Đoàn công tác Tổng cục Hải quan phối hợp với DN kinh doanh cảng Hải quan

Đoàn công tác Tổng cục Hải quan phối hợp với DN kinh doanh cảng Hải quan tiến hành khảo sát đo thời gian thông quan hàng hóa. Ảnh: Hải Anh

Việt Nam còn nhiều dư địa để nâng cao chỉ số GDTMQBG,òndưđịanângcaochỉsốgiaodịchthươngmạiquabiêngiớbang xep hang bong da italia tuy nhiên rào cản lớn nhất hiện nay là kiểm tra chuyên ngành (KTCN)” - ông Kim Long Biên - Vụ trưởng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan cho hay.

Nỗ lực cải cách của hải quan và các bộ, ngành

Ông Kim Long Biên cho biết, Tổng cục Hải quan vừa công bố tài liệu chỉ số GDTMQBG theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), trong đó đã đề cập đến kết quả trong cải cách tạo thuận lợi thương mại của cơ quan hải quan và các bộ, ngành.

Cụ thể, trong những năm qua, toàn ngành Hải quan đã tích cực thực hiện các giải pháp về cải cách hành chính với mục tiêu hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả quản lý, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới với những cải cách nổi bật. Đồng thời, đến nay cơ quan hải quan đã áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo chuẩn mực của hải quan quốc tế; qua đó đáp ứng mục tiêu hài hòa giữa tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý. Năm 2019 tỷ lệ hàng hóa thông quan qua luồng xanh là 56,1%, luồng vàng là 38,69%, luồng đỏ là 5,21%.

Đặc biệt, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN), cơ quan hải quan đã thực hiện nhiều phương thức nộp thuế điện tử. Đến nay, tỷ lệ DN XNK nộp thuế điện tử qua ngân hàng đạt gần 100%, với tổng thu qua cổng thanh toán điện tử đạt 96,8% tổng số thu ngân sách ngành Hải quan.

Ngoài ra, từ năm 2016 đến nay, với vai trò là cơ quan chủ trì, điều phối, Tổng cục Hải quan đã tích cực đôn đốc, phối hợp với các bộ, ngành triển khai đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTCN” theo hướng tạo thuận lợi cho DN, được cộng đồng DN đánh giá cao.

Kết quả nổi bật là Bộ Y tế đã cắt giảm 95% lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm...; cắt giảm hơn 90% mặt hàng phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ…

Cần tháo gỡ rào cản KTCN để nâng cao chỉ số

Ông Kim Long Biên cho biết, trong năm 2019, ngành Hải quan đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chỉ số GDTMQBG giai đoạn 2019 - 2021. Tuy nhiên, kết quả còn khiêm tốn và đòi hỏi phải có đánh giá tổng thể cả mặt khách quan và chủ quan, để có giải pháp phù hợp tiếp theo trong năm 2020…

Báo cáo của cơ quan hải quan công bố cho thấy, mặc dù Chính phủ đã quyết liệt trong chỉ đạo nâng cao chỉ số GDTMQBG và các bộ, ngành đã nỗ lực cải cách rất nhiều như Báo cáo “Môi trường kinh doanh – Doing Business 2020” được WB công bố lại cho kết quả xếp hạng chỉ số GDTMQBG của Việt Nam tụt 4 bậc, thấp hơn 2 bậc so với năm 2019 (từ vị trí 100/190 xuống vị trí 104/190), vẫn đứng thứ 5/10 nước ASEAN.

Ông Kim Long Biên cho biết thêm, hàng năm, Bộ Tài chính đều tích cực trao đổi, làm việc với WB, cập nhật kịp thời các hoạt động cải cách của cơ quan hải quan cũng như các bộ, ngành về đơn giản thủ tục KTCN. Tuy nhiên, những cải cách này chưa được ghi nhận.

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng chia sẻ, thời gian qua, quá trình cải cách lĩnh vực thủ tục hành chính thông quan, XNK đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Điều này chắc chắn góp phần quan trọng vào thành tích lần đầu tiên trong lịch sử kim ngạch XNK của Việt Nam vượt ngưỡng 500 tỷ USD.

Trong cải cách thông quan, giao dịch qua biên giới của Việt Nam thì nhóm cần cải cách nhất là KTCN. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, đầu mối triển khai của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan thì tỷ lệ hàng hóa XNK phải KTCN đã giảm mạnh qua từng năm, năm 2019 giảm xuống mức 1,62% với hàng xuất khẩu (từ tỷ lệ 4,8% của năm 2015) và 19,1% với hàng nhập khẩu (từ tỷ lệ 25,93% của năm 2015).

Tuy nhiên, lưu ý rằng con số này chưa đạt được yêu cầu của Chính phủ là phải giảm được dưới mức 10% đối với hàng nhập khẩu vào năm 2018 - 2019. Dù có nhiều thúc ép từ Chính phủ nhưng tỷ lệ cắt giảm danh mục quản lý, KTCN của các bộ, ngành vẫn đạt mức hạn chế. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, các bộ, ngành mới cắt giảm được 12.600/82.698 mặt hàng thuộc diện quản lý và KTCN. Đây là con số khá xa so với yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ là phải cắt giảm được 50% hàng hóa thuộc diện quản lý và KTCN vào năm 2018 - 2019.

Ông Đậu Anh Tuấn cho biết, thời gian tới VCCI sẽ phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện nhiều hoạt động quan trọng như: đẩy mạnh đối thoại giữa cơ quan hải quan và DN, tổ chức đánh giá mức độ hài lòng của DN khi thông quan; đánh giá về một cửa quốc gia, đo thời gian thông quan… “Tôi tin rằng, với định hướng rõ ràng, các giải pháp phù hợp nếu thực hiện mạnh mẽ và thực chất thì chỉ số GDTMQBG của Việt Nam sẽ được cải thiện trong thời gian tới…” - ông Đậu Anh Tuấn khẳng định.

Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành tích cực triển khai các hoạt động đề ra tại Quyết định 1254/QĐ-TTg (ngày 26/9/2018) về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác KTCN đối với hàng hóa XNK và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 – 2020; thực hiện Quyết định 876/QĐ-BTC (ngày 27/5/2019) của Bộ Tài chính về các giải pháp nâng cao chỉ số GDTMQBG.

Hải Linh

相关内容
推荐内容