【bong da wap nhan dinh】Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Ban Kinh tế Trung ương

tbt

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Báo cáo tại buổi làm việc,ổngBíthưNguyễnPhúTrọnglàmviệcvớiBanKinhtếTrungươbong da wap nhan dinh đồng chí Cao Đức Phát, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, từ khi tái lập (tháng 12/2012) đến nay, Ban Kinh tế Trung ương đã có những đóng góp quan trọng trong điều kiện vừa ổn định bộ máy tổ chức, vừa triển khai thực hiện tốt các công việc. Nổi bật là việc Ban Kinh tế Trung ương đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao là cơ quan chủ trì chuẩn bị 7 đề án quan trọng trình Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, gồm 3 đề án trình Hội nghị Trung ương 5 khóa XII (tháng 5/2017) và 4 đề án trình Bộ Chính trị trong năm 2017.

Đây là những đề án hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nội dung của các đề án tập trung vào việc tổng kết, đánh giá toàn diện kết quả thực hiện một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, chính sách và giải pháp phù hợp, có hiệu quả nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nêu tại Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, đặc biệt là "đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

Ngoài các đề án trên, tháng 11/2016, Thường trực Ban Bí thư cũng đã đồng ý giao Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan chủ trì tiến hành Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" và nghiên cứu Đề án "Phát triển hợp tác xã kiểu mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới" để làm cơ sở, tổng kết nhân rộng mô hình. Đối với các nội dung này, ngay sau khi được giao nhiệm vụ, Ban Kinh tế Trung ương đã tiến hành xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện, đề cương nghiên cứu, đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo trình Thường trực Ban Bí thư phê duyệt.

Trong năm 2016, Ban Kinh tế Trung ương đã báo cáo Bộ Chính trị ý kiến của Ban về các Đề án trình Hội nghị Trung ương 4 khóa XII. Ngoài ra, Ban đã tham gia ý kiến, thẩm định nhiều nội dung quan trọng theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Các nhiệm vụ khác như công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát; tham gia ý kiến về công tác cán bộ theo thẩm quyền được Lãnh đạo Ban rất quan tâm, chỉ đạo thực hiện…

Sau khi nghe báo cáo và ý kiến đóng góp của đại diện các ban, bộ, ngành, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh những kết quả đạt được trên các lĩnh vực công tác của Ban Kinh tế Trung ương sau hơn 4 năm tái lập, đặc biệt là năm 2016 vừa qua.

Tổng Bí thư khẳng định, từ khi thành lập đến nay, qua 4 năm Ban Kinh tế Trung ương hoạt động ngày càng toàn diện hơn, chất lượng hơn, nhuần nhuyễn hơn, đội ngũ cán bộ, chuyên viên ngày càng tốt hơn về mọi mặt, cơ sở vật chất của Ban cũng được cải thiện khang trang hơn. Về hoạt động, Ban Kinh tế Trung ương ngày càng có nhiều sản phẩm hơn với rất nhiều báo cáo, các hội thảo, hội nghị, tọa đàm; đối ngoại quốc tế. Điều này thể hiện vị thế của Ban, sự quan tâm của Trung ương.

Đồng chí Tổng Bí thư đánh giá cao công tác nghiên cứu xây dựng đề án của Ban Kinh tế Trung ương ngày càng tiến bộ, được nâng lên, thể hiện ở chỗ trước đây Ban chỉ tham gia xây dựng đề án, đến năm 2016 Ban chính thức được giao thực hiện 7 đề án lớn. Công tác thẩm định của Ban ngày càng tiến bộ, chất lượng hơn. Chính vị thế của Ban Kinh tế Trung ương đã khẳng định được sự tái thành lập Ban là đúng đắn, cần thiết.

Nhất trí về phương hướng, nhiệm vụ sắp tới của Ban Kinh tế Trung ương, Tổng Bí thư nhấn mạnh vai trò, chức năng nhiệm vụ của Ban là cơ quan tham mưu chiến lược về kinh tế - xã hội của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Ban Kinh tế Trung ương cần hoạt động toàn diện hơn, chất lượng cao hơn, với tinh thần tích cực, chủ động, quyết liệt hơn, không chỉ chờ giao việc mới làm, mà phải chủ động đề xuất.

Việc nghiên cứu, xây dựng đề án, cần bảo đảm có những đề án chất lượng cao hơn, mang tầm chiến lược. Công tác thẩm định cần sắc bén hơn, khách quan, công tâm, thuyết phục, mang tính phản biện, không xuôi chiều. Thông qua công tác thẩm định, cần phát hiện kịp thời những vấn đề còn hạn chế, bất hợp lý, để đề xuất, góp ý thật thuyết phục. Muốn vậy, cần có dũng khí, bản lĩnh, trình độ, hiểu biết; hoạt động của Ban Kinh tế Trung ương phải ở tầm chiến lược, không đi vào kinh tế ngành, kinh tế địa phương.

tbt
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư. (Ảnh: HH)

Tổng Bí thư đề nghị Ban Kinh tế Trung ương làm tốt hơn nữa công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những mặt tốt để khuyến khích biểu dương, những điển hình tiên tiến, mô hình tốt để nhân rộng; đồng thời phê phán, xử lý những tiêu cực, tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Qua giám sát, đã phát hiện được gì? đề xuất xử lý ra sao? Nhất là đối với tình trạng doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, các hiện tượng tiêu cực trong làm ăn kinh tế... Thông qua các vụ việc cụ thể, cần phát hiện, đề xuất những vấn đề mang tầm chiến lược; đồng thời thể hiện quan điểm, ý kiến của Ban Kinh tế Trung ương về những vấn đề lớn.

Tổng Bí thư lưu ý, Ban Kinh tế Trung ương cần quan tâm hơn nữa công tác hướng dẫn, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Trung ương, nhằm tạo đồng thuận cao trong xã hội, góp phần đưa các chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tế cuộc sống, biến nghị quyết thành hiện thực. Mặt khác, qua thực tế khảo sát, nghiên cứu, phát hiện cái mới, đề xuất bổ sung đường lối, chủ trương ở tầm chiến lược; phê phán, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, sai trái.

Để làm được những việc nói trên, Tổng Bí thư chỉ rõ: Cần hết sức quan tâm việc xây dựng cơ quan, đội ngũ, phương thức tổ chức, lề lối làm việc, thu hút, tập hợp các chuyên gia giỏi, có bản lĩnh, kinh nghiệm, trình độ. Trong đó, đội ngũ lãnh đạo phải đoàn kết thống nhất cao, đồng tâm hiệp lực, phải phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ đảng viên, trước hết là người đứng đầu, xây dựng tổ chức Đảng thực sự trong sạch vững mạnh. Đồng thời, Ban Kinh tế Trung ương cần đặc biệt quan tâm công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, lập trường tư tưởng vững vàng, có phương pháp làm việc tốt.

Tổng Bí thư mong rằng, Ban Kinh tế Trung ương sẽ tiếp tục phát huy những thành tích, kinh nghiệm đã có, làm tốt hơn nữa chức năng nhiệm vụ của một cơ quan tham mưu chiến lược về kinh tế - xã hội của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của đất nước.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định, trong thời gian tới, Ban sẽ chủ động hơn tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đồng thời thẩm định sâu sát hơn, thẩm định khách quan, chí công vô tư, nhưng phải sắc bén, đặc biệt phải có bản lĩnh và dũng khí như yêu cầu của đồng chí Tổng Bí thư. Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Ban Kinh tế Trung ương sẽ đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, khắc phục những tồn tại hạn chế, tiếp tục hoàn thành tốt hơn nữa chức năng nhiệm vụ được giao./.

Theo dangcongsan.vn

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
下一篇:Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài