Học sinh được chọn học 1 trong 7 ngoại ngữ bắt buộc Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông có thêm môn tiếng Hàn và tiếng Đức – ngoại ngữ 1,ôngbắtbuộchọcsinhphảihọctiếngHàntiếngĐứquẩy vinahouse hệ 10 năm thí điểm. Theo đó, hai môn này sẽ được tổ chức giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12. Quyết định có hiệu lực từ 9/2/2021. Mục tiêu cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Đức hoặc tiếng Hàn là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể theo các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu, khả năng của học sinh phổ thông nhằm giúp học sinh đạt được các yêu cầu quy định trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Có nhiều ý kiến trái chiều xuất phát từ nhiều cách hiểu khác nhau: tiếng Hàn, tiếng Đức sẽ trở thành môn học ngoại ngữ bắt buộc chứ không phải tiếng Anh như hiện nay; kể cả học sinh không có nhu cầu học tiếng Hàn, tiếng Đức cũng sẽ phải học ngoại ngữ này. Chị Nguyễn Thị Hương (TP. Huế) lo lắng, liệu việc học có nặng hơn không, môn tiếng Anh sẽ giải quyết thế nào? Không lẽ học sinh phải học cả 3 môn ngoại ngữ cùng lúc? Hơn nữa, tiếng Hàn không phải dạng chữ cái abc nên phụ huynh sẽ không giúp các con học được, chủ yếu lại phải đưa các em đến các trung tâm ngoại ngữ mà không phải gia đình nào cũng có điều kiện. Trên thực tế, nhiều phụ huynh đã hiểu chưa đúng quyết định mới về 2 môn ngoại ngữ là tiếng Hàn và tiếng Đức. Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, lâu nay ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc, gồm các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, tiếng Nhật; ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, trong đó có tiếng Đức, tiếng Hàn. Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 712, tiếng Hàn và tiếng Đức trở thành ngoại ngữ 1. Tuy nhiên, quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn một trong trong 7 thứ tiếng trên để theo học. Sau đó, căn cứ vào ngoại ngữ 1, học sinh có thể chọn 1 trong 7 ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ 2. Ví dụ, học sinh đã học tiếng Anh là ngoại ngữ 1 thì có thể chọn học tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Nhật… như ngoại ngữ 2. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc lựa chọn những môn ngoại ngữ này dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có xu hướng hợp tác của nền kinh tế Việt Nam và quốc gia đó. Chẳng hạn, học sinh học tiếng Đức vì muốn tìm kiếm triển vọng công việc tại các công ty, tập đoàn của quốc gia này. Các em muốn trở thành công dân toàn cầu thì phải biết ngoại ngữ. Học sinh có thể lựa chọn các ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh phục vụ sở thích, công việc là một điều rất tốt. Nhận định việc dạy nhiều ngôn ngữ là chủ trương đúng đắn, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề lo ngại nhất là các trường không có đủ giáo viên để giảng dạy. Thế nên, việc thí điểm sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện thực hiện cả về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ GD&ĐT. Bộ sẽ giám sát quá trình thực hiện, để đảm bảo tính hiệu quả và quyền lợi cho người học, trong đó, đào tạo đội ngũ giáo viên có chuyên môn tốt. Đăng ký ngoại ngữ như thế nào phụ thuộc vào định hướng của từng gia đình. Tuy nhiên, phụ huynh yên tâm là nếu trở thành môn học bắt buộc thì phải qua giai đoạn thí điểm, đánh giá, xin ý kiến chuyên gia, thông báo sớm cho phụ huynh. Tất cả phải trải qua một quy trình chặt chẽ, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thông tin. Bài, ảnh: Huế Thu |