Bà Malinee Harnboonsong - Lãnh sự thương mại - Tổng lãnh sự Thái Lan trao đổi với DN |
Liên tục trong thời gian qua nhiều DN dệt may,áiLanđẩymạnhhợptácđầutưvàongànhdệtmayViệthứ hạng của rizespor da giày của Thái Lan đã sang Việt Nam để tìm hiểu thị trường, xúc tiến giao thương và đầu tư. Ông Ekachat Seetavorarat - Giám đốc điều hành Văn phòng Phát triển kinh doanh thời trang và phong cách sống thuộc Cục Xúc tiến thương mại quốc tế (Bộ Công Thương Thái Lan) - cho biết mới đây gần 40 Thái Lan trong lĩnh vực dệt may, da giày đã có chuyến tìm hiểu thị trường Việt Nam. Trong trong đó có một số DN đã gặp gỡ công ty Robinson để nhờ hỗ trợ đưa sản phẩm dệt may Thái Lan vào Việt Nam qua hệ thống bán lẻ của Robinson (Robinson là một công ty lớn của Thái Lan và những công ty lớn của nước này thường giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và trẻ). Hay Hiệp hội các nhà sản xuất dệt may Thái Lan (TGMA) cũng đã liên tục đưa các đoàn DN dệt may nước này sang tìm hiểu thị trường và ngỏ ý muốn đầu tư lâu dài vào Việt Nam.
Cũng theo ông Ekachat Seetavorarat với việc thành lập thị trường chung ASEAN vào cuối năm nay, để khai thác cơ hội này sẽ có nhiều DN Thái Lan đến Việt Nam mở cửa hàng, hệ thống phân phối, xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam.
Bà Malinee Harnboonsong - Lãnh sự thương mại - Tổng lãnh sự Thái Lan đề cập rõ hơn: DN dệt may hai nước có nhiều hoạt động hợp tác trong thời gian qua. Cụ thể Việt Nam nhập khá nhiều vải và nguyên phụ liệu dệt may từ Thái Lan. Theo thống kê từ Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế Thái Lan cho thấy, năm 2014, Việt Nam xuất khẩu sợi sang Thái Lan đạt 76 triệu USD và nhập khẩu 194 triệu USD vải từ Thái Lan.
Về mặt dân số lao động Việt Nam có lợi thế, còn Thái Lan có trình độ công nghệ, nguyên liệu dệt và phát triển những sản phẩm có giá trị gia tăng, trình độ thiết kế tốt, vì thế các DN hai nước hợp tác để trở thành tổ hợp dệt may lớn mạnh trong khu vực Asean cũng là điều dễ hiểu. Thái Lan đã đưa ra lộ trình 20 năm nữa trở thành trung tâm thời trang của châu Á. Một số tập đoàn lớn của Thái đang lên kế hoạch trong 5 năm tới sẽ đầu tư để Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất và tái xuất khẩu các sản phẩm của mình sang EU, Mỹ. Hơn thế, khi Việt Nam sắp gia nhập TPP, DN Việt Nam ngày càng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì cơ hội này càng rộng lớn.
Thực tế phát triển cho thấy ngành dệt may Việt Nam quy mô lớn nhưng chưa mạnh, do lệ thuộc 85% vào nguyên liệu nhập khẩu và trên 70% là gia công. Vì vậy, sự kết hợp với một nước có nguồn nguyên liệu, trình độ thiết kế tốt như Thái Lan để trở thành trung tâm dệt may phát triển ở châu Á là hợp lý và có cơ sở.
Để thu hút các DN Thái Lan đầu tư vào lĩnh vực dệt may của Việt Nam, thời gian qua nhiều tỉnh thành đã tập trung nguồn lực đầu tư các KCN chuyên ngành dệt may. Đây sẽ là cơ sở để Việt Nam thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt may, trong đó có các nhà đầu tư Thái Lan.