【bxh vdqg duc】Khó có khả năng Việt Nam bị áp thuế cao khi chính quyền Trump bảo hộ thương mại
Chuyển dịch chuỗi cung ứng giúp Việt Nam gia tăng xuất khẩu. Ảnh tư liệu |
PV: Sự kiện ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống và dự kiến những chính sách của Chính phủ mới sẽ ảnh hưởng như thế nào tới kinh tế Việt Nam nói chung, thưa bà?
Bà Phan Minh Hòa: Việc ông Trump đắc cử sẽ mang lại cả những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trên các phương diện thương mại, đầu tư, chính sách vĩ mô.
Về cơ hội, Việt Nam có thể được xem là một đối tác hữu ích trong việc giúp Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc vào hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, chuyển dịch chuỗi cung ứng đến những nước tin cậy “friend-shoring”, giúp Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang Mỹ, thu hút FDI.
Về thách thức, đối với thương mại, trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đề xuất tăng thuế quan lên tới 20% với toàn bộ hàng nhập khẩu, riêng hàng Trung Quốc áp thuế có thể thậm chí đến 60%. Động thái này được dự báo sẽ gây tác động lớn tới thương mại toàn cầu, đẩy thương chiến Mỹ - Trung lên một tầm cao mới. Điều này có thể tác động tới thương mại Việt- Mỹ.
Việt Nam cần chú ý rủi ro bị coi là cửa ngõ để hàng Trung Quốc tìm cách “lách” vào Mỹ, lẩn tránh hàng rào thuế quan và các biện pháp phòng vệ, khiến phía Mỹ áp thuế lên hàng Việt Nam. Ngoài ra, nếu Mỹ tăng thuế với Trung Quốc, hàng Trung Quốc với giá rẻ cũng có thể tràn sang các nước, trong đó có Việt Nam.
Đối với tỷ giá, dự báo đồng USD sẽ mạnh lên. Nếu Trung Quốc phá giá đồng tiền của họ, đồng Việt Nam cũng chịu áp lực. Trong khi đó, Việt Nam cần phải đảm bảo linh hoạt để tránh bị Mỹ đưa vào danh sách các nước thao túng tiền tệ.
PV: Bà nghĩ thế nào về khả năng áp thuế cao (20-30%) đối với hàng Việt Nam nếu các chính sách trên được thực thi?
Bà Phan Minh Hòa: Trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, Việt Nam đã duy trì quan hệ tốt, nhưng khi Việt Nam xuất siêu 54 tỷ USD sang Mỹ vào năm 2019, Việt Nam đã từng bị cảnh báo. Hiện, Việt Nam là nước xuất siêu cao thứ 3 vào Mỹ, sau Trung Quốc và Mexico, hai nước mà ông Trump mạnh mẽ chỉ trích và đề xuất tăng thuế. Vì vậy, rủi ro với thương mại Việt Nam là có.
SpaceX dự kiến đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam Tỷ phú Elon Musk, một trong những người ủng hộ lớn nhất của ông Trump khi tranh cử, mới đây đã phát tín hiệu ủng hộ Việt Nam, với việc tập đoàn SpaceX dự kiến đầu tư 1,5 tỷ USD để phát triển Internet vệ tinh. |
Tuy nhiên, ở góc độ khác, ông Donald Trump là nhà kinh doanh đàm phán thực dụng và đầy kinh nghiệm. Đề xuất tăng thuế nên được coi là một công cụ để đàm phán mang lại lợi thế cho Mỹ, hơn là một con số cụ thể nhất định. Việc tăng thuế cũng gây ra nguy cơ lạm phát quay lại, điều mà Mỹ không mong muốn. Hiện tại, cả thế giới vẫn đang hồi hộp chờ bước đi tiếp theo của ông khi bước vào Nhà Trắng và chúng ta khó có thể đưa ra dự đoán chính xác.
Với riêng Việt Nam, Mỹ đang mở rộng mối quan hệ kinh tế tích cực, và người tiêu dùng Mỹ nhìn chung không có sự phản đối đáng kể nào về những sản phẩm “Made in Vietnam”. Vì vậy, tôi lạc quan là khả năng áp thuế cao 20-30% sẽ khó xảy ra. Tuy nhiên, chúng ta cần đặc biệt cẩn trọng để tránh những chính sách bất lợi không đáng có.
PV: Theo bà, trước những lo ngại về chính sách bảo hộ thương mại trên, Việt Nam cần làm gì để giảm bớt những tác động tiêu cực này?
Bà Phan Minh Hòa: Thứ nhất, trong quan hệ thương mại song phương với Mỹ, Việt Nam cần đặc biệt lưu ý giám sát tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá và hợp tác chặt chẽ với Mỹ để đảm bảo cân đối hài hòa lợi ích của cả hai phía.
Cần giám sát để con số thặng dư thương mại tổng quan không quá lớn và gây sự chú ý, đảm bảo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu phải đồng thời với tăng cường nhập khẩu từ Mỹ, mua thêm các đơn hàng khí hóa lỏng, máy bay, ô tô, thiết bị y tế, ngô... Đối với riêng từng ngành hàng, Việt Nam cũng cần chú ý để tránh nguy cơ xuất khẩu tăng trưởng quá nhanh sẽ tăng rủi ro bị các nhà sản xuất Mỹ kêu gọi bảo hộ, dẫn đến việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời như thuế chống bán giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ.
Thứ hai, Việt Nam kiên quyết thực hiện nghiêm việc phòng chống gian lận thương mại, đặc biệt là gian lận xuất xứ để lẩn tránh bất hợp pháp biện pháp phòng vệ thương mại, nhất là đối với một số mặt hàng như thép, nhôm, dệt may, thủy sản... Điều này đòi hỏi sự quản lý giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước và sự tuân thủ nghiêm túc, tích cực hợp tác từ các doanh nghiệp (DN), tránh “con sâu bỏ rầu nồi canh”.
Thứ ba, Việt Nam cần tiếp tục tận dụng thu hút FDI, đặc biệt từ Mỹ, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng DN Mỹ ở Việt Nam. Đồng thời, hoàn thiện chính sách và nâng cao khả năng thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Thứ tư, quản lý tỷ giá cũng là lĩnh vực cần được đặc biệt chú ý. Trong bối cảnh Việt Nam thường vượt ngưỡng 2/3 tiêu chí đánh giá một nước có thao túng tiền tệ của Mỹ, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thông tin, hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính Mỹ, đảm bảo điều hành quản lý tỷ giá linh hoạt, minh bạch, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại không công bằng.
Cuối cùng, về dài hạn, Việt Nam cần tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, gia tăng giá trị sản phẩm và tập trung kích cầu nội địa, để cầu nội địa là động lực cân bằng cho tăng trưởng kinh tế.
PV: Xin cảm ơn bà!
Môi trường thương mại toàn cầu sẽ trở nên khó dự đoán hơn Giới phân tích cho rằng, việc giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2025-2029 của ông Trump khiến cả châu Âu và châu Á lo ngại, khi các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt với sự chuyển hướng sang bảo hộ thương mại do Mỹ dẫn đầu. Châu Á phụ thuộc lớn vào thương mại toàn cầu, và không chỉ Trung Quốc, mà Singapore, Malaysia và Việt Nam cũng dễ bị ảnh hưởng. Nhiều nước lo ngại rằng, với quan điểm cứng rắn của Trump đối với Trung Quốc, các quốc gia và doanh nghiệp có đầu tư lớn từ Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, cũng có thể sẽ phải đối mặt với các biện pháp hạn chế thương mại của Mỹ. So với các Tổng thống Mỹ trước, ông Trump có thế sẽ đối xử khắt khe hơn với các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, với một phiên bản “Nước Mỹ trên hết” còn mạnh tay hơn lần trước. Theo Th.S Phan Minh Hòa, với việc ông Trump tái đắc cử, xu hướng bảo hộ thương mại (dễ thấy nhất là việc Mỹ sẽ tăng thuế nhập khẩu) chắc chắn sẽ mạnh lên. Việc nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng thuế cũng sẽ khiến các nước có thể noi theo khi hành động này sẽ làm tăng nguy cơ trả đũa lại từ các nước đối tác của Mỹ như Trung Quốc và EU. Theo IMF, chiến tranh thương mại có thể làm kinh tế toàn cầu thiệt hại đến 7%, bằng quy mô của hai nền kinh tế Pháp và Đức cộng lại. Đồng thời, việc tăng thuế quan và các biện pháp bảo hộ cũng gây áp lực lên mục tiêu chống lạm phát của các nước. Ngoài ra, ông Trump sẽ có cách tiếp cận thiên về đàm phán thương mại song phương, nơi Mỹ có sẽ có lợi thế trên bàn đàm phán, và ông cũng có xu hướng coi nhẹ, không chú trọng đến các tổ chức đa phương. Vì vậy, môi trường thương mại toàn cầu sẽ trở nên khó dự đoán hơn. Điều này ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics. |
(责任编辑:Cúp C1)
- Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- Nghị quyết 33 vừa ban hành sẽ “cứu” thị trường bất động sản thế nào?
- Hà Nội: Xử phạt hàng nghìn trường hợp vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải
- Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh
- Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- Hội nghị Cấp cao Đông Á: Các đối tác quan ngại về diễn biến gần đây tại Biển Đông
- Sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Chu Ngọc Anh tại kỳ họp thứ 10
- Huyện Dầu Tiếng: Đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn
- Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- Cần xử lý nghiêm tình trạng chó thả rông
- Sắp tổ chức Tọa đàm cấp cao “Tham vấn về sáng kiến: Hà Nội
- Bộ Xây dựng: Giá chung cư Hà Nội và TP HCM tăng cao, thị trường khan hiếm nhà ở thương mại giá rẻ
-
Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
Logo mạng xã hội Facebook trên vùng biển ở thành phố Cannes, Pháp - Ảnh: ReutersTheo báo Wall Street ...[详细] -
TP Hà Nội dự kiến cần hơn 12.000 tỷ đồng để xây nhà ở xã hội
TP Hà Nội dự kiến cần hơn 12.000 tỷ đồng để xây nhà ở xã hộiThành Trung18:03 25/ ...[详细] -
Phú Yên giảm hơn 20.200 hộ nghèo giai đoạn 2016
Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2016 - 202 ...[详细] -
Ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL
Chỉ thị nêu rõ, từ đầu mùa lũ năm 2020 đến nay, lượng mưa trên lưu vực sông Mê Công thiếu hụt từ 30- ...[详细] -
Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Your browser does not support the audio element. ...[详细] -
Tái chế rác thải, bảo vệ môi trường
Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh rất lớn, đòi hỏi việc k ...[详细] -
Cán bộ ấp Mỹ Nhơn vì nhân dân phục vụ
Thiết thực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cán bộ (CB), đảng viên (ÐV ...[详细] -
TP HCM kêu gọi đầu tư 197 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 943.000 tỷ đồng
TP HCM kêu gọi đầu tư 197 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 943.000 tỷ đồngThành Trung10:42 23 ...[详细] -
Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
Ngày 8/9, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Đội 1, Cục CS ...[详细] -
Trung tâm trí tuệ nhân tạo rộng 15,25 ha sắp hình thành tại Quy Nhơn
Trung tâm trí tuệ nhân tạo rộng 15,25 ha sắp hình thành tại Quy NhơnGiang P ...[详细]
Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
Ðề nghị đánh giá hiệu quả mô hình bác sĩ gia đình tại trạm y tế
- Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- Hải Phòng thí điểm thu phí 7 dịch vụ công trực tuyến
- Năm 2021, đặt trọng tâm khắc phục khó khăn, khôi phục nền kinh tế
- Bản chất hai gói tín dụng 110.000 tỷ đồng và 120.000 tỷ đồng cho bất động sản
- Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- TP Hà Nội chi hơn 700 tỷ đồng xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài
- Thuê xe nâng hàng: Xu hướng thời suy giảm kinh tế