【ket qua bong da đêm qua】Thẩm quyền của Hải quan trong xử phạt vi phạm hoạt động thương mại, hàng giả, hàng cấm
Sản xuất hàng giả, cá nhân có thể bị phạt đến 200 triệu đồng Trong bối cảnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), hàng giả đang có chiều hướng gia tăng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98 nhằm giúp các bộ, ngành, lực lượng chức năng có thêm công cụ để quản lý hiệu quả, xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm. Nghị định 98 gồm 91 điều, bổ sung nhiều chế tài quy định về hành vi VPHC, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản VPHC, thẩm quyền xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; các hành vi VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định 98 quy định cụ thể mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể lên tới 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức. Trong khi đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức. Đối với các cá nhân có hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 70 triệu đồng phụ thuộc vào giá trị hàng giả tương đương với hàng thật. Đối với hành buôn bán hàng giả là thực phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế… mức phạt tiền sẽ tăng gấp đôi. Mở rộng thẩm quyền xử phạt của Hải quan Theo đại diện Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan, so với các quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP, các quy định tại Nghị định 98 lần này đã được bổ sung, mở rộng thêm. Việc Nghị định 98 bổ sung, nới rộng thẩm quyền xử phạt VPHC sẽ góp phần giúp cơ quan Hải quan thuận lợi hơn khi áp dụng triển khai vào thực tế khi có phát sinh các vụ việc. Đại diện Vụ Pháp chế cho biết, tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Nghị định 124/2015/NĐ-CP cũng đã quy định về thẩm quyền của cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, hai Nghị định này mới quy định thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan đối với các cá nhân. Do đó, tại Nghị định 98 lần này, cơ quan soạn thảo đã bổ sung, thêm mới thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan đối với tổ chức. Điều này cho thấy, vai trò của cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vụ việc phát sinh liên quan đến lĩnh vực này ngày càng quan trọng. Cụ thể, tại Điều 84 quy định thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan. Trong đó, công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500 nghìn đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1 triệu đồng đối với tổ chức. Đội trưởng thuộc chi cục hải quan, đội trưởng thuộc chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5 triệu đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10 triệu đồng đối với tổ chức. Còn chi cục trưởng chi cục hải quan; chi cục trưởng chi cục kiểm tra sau thông quan; đội trưởng đội kiểm soát thuộc cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu; hải đội trưởng hải đội kiểm soát trên biển; đội trưởng đội kiểm soát bảo vệ quyền SHTT thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 25 triệu đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50 triệu đồng đối với tổ chức, tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25 triệu đồng (đối với cá nhân) và không vượt quá 50 triệu đồng (đối với tổ chức). Ngoài ra, thẩm quyền còn được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định 98. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, cục trưởng cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50 triệu đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với tổ chức. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá 50 triệu (đối với cá nhân) và không vượt quá 100 triệu (đối với tổ chức) và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d và e khoản 3, Điều 4 của nghị định 98. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến mức tối đa quy định tại nghị định này; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d và e khoản 3, Điều 4 của nghị định này. Thêm nhóm hành vi vi phạm được quy định rõ Bên cạnh việc giữ nguyên một số hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại thuộc thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan như quy định trước đây, Nghị định 98 đã bổ sung thêm các hành vi vi phạm khác mà cơ quan Hải quan có quyền xử phạt theo thẩm quyền. Đó là các hành vi liên quan đến sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm (Điều 8); hành vi vi phạm về hàng hóa cấm XK, cấm NK (Điều 36); hành vi vi phạm về hàng hóa tạm ngừng XK, tạm ngừng NK (Điều 37); hành vi vi phạm về hạn ngạch, giấy phép XK, giấy phép NK hàng hóa (Điều 38); hành vi vi phạm về ủy thác XNK hàng hóa (Điều 39); hành vi vi phạm về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa (Điều 40); hành vi vi phạm về chuyển khẩu hàng hóa (Điều 41); hành vi vi phạm về quá cảnh hàng hóa (Điều 42); hành vi vi phạm về hoạt động của cửa hàng miễn thuế (Điều 43); hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa XNK (Điều 44); hành vi vi phạm về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài (Điều 45); hành vi vi phạm về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 70). Theo quy định, Nghị định 98 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10, bãi bỏ Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định 141/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Theo đánh giá của một số cơ quan chức năng, các quy định tại Nghị định 98 đang được kỳ vọng đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền SHTT tuệ, hàng giả đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây.Thu giữ lô hàng rượu có hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia Hải quan Quảng Ninh tịch thu hàng vi phạm trị giá hơn 9,ẩmquyềncủaHảiquantrongxửphạtviphạmhoạtđộngthươngmạihànggiảhàngcấket qua bong da đêm qua6 tỷ đồng Vướng phân định thẩm quyền xử phạt khi kiểm tra địa điểm tập kết hàng hoá Cụ thể nhiều quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Hải quan Đồng Nai xử phạt vi phạm hành chính trên 6 tỷ đồng Lợi dụng thương mại điện tử bán hàng giả, hàng nhái Hải quan TPHCM: Ngăn chặn hàng vi phạm trị giá trên 465 tỷ đồng Ngày 20/8, Chi cục Hải quan Tân Thanh (Lạng Sơn) chủ trì, phối hợp phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hóa có dấu hiệu giả mạo. Ảnh: Minh Tuấn
- 最近发表
-
- Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
- Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo
- Hiệu quả từ chế phẩm sinh học
- Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Hớn Quản
- Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- Vùng dân tộc đổi thay nhờ chính sách
- Khởi nghiệp từ đam mê làm bánh ngọt
- Công ty cao su Bình Long tuyên dương 33 gia đình văn hóa tiêu biểu
- Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- Mâm cỗ Trung thu ở Tuyên Quang nhận kỷ lục Guiness
- 随机阅读
-
- iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- “Vốn mồi” giúp cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển
- Cần tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
- Ấn tượng Hòn Tằm
- 7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- "Bệ phóng vàng" cho khởi nghiệp đột phá
- Linh động liên kết cùng phát triển
- Vương vấn Shwenandaw
- Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- Florence hút khách từ Địa ngục của Dan Brown
- Khai mạc lễ hội Tháp Bà Ponagar ở tỉnh Khánh Hòa
- Làm giàu từ biển
- Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- Vươn lên từ vốn chính sách
- Ðộng lực từ kết quả thu ngân sách
- Xứng tầm đô thị biển
- Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- Du xuân với hội tung còn
- Khởi động thi tiếng hát truyền hình Sao Mai tại Đức
- Triển lãm kỷ niệm quan hệ ngoại giao VN
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Tai nạn giao thông nghiêm trọng ngày 18/10
- Rút giấy phép 'gã khổng lồ' đa cấp công ty Liên minh tiêu dùng VN
- Thủ tướng giao Bộ Công an làm rõ nguyên nhân tai nạn ở Thường Tín
- Tai nạn tàu hỏa ở Thường Tín: Xác định được nguyên nhân ban đầu
- Kẻ giả danh đặc phái viên của Thủ tướng qua mặt CSGT như thế nào?
- Hiện trường cháy quán karaoke 7 tầng khói đen ngòm TP. Hải Phòng
- Khởi tố vụ giả giấy tờ kiểm định sản phẩm thức ăn thủy sản
- Vỡ đường ống nước: Bệnh nhân trốn viện vì thiếu nước chạy thận
- Hàng loạt nguồn đầu tư hướng vào doanh nghiệp khởi nghiệp Việt
- Chiến sự Syria mới nhất hôm nay ngày 24/9/2016