EVN "sốt ruột" vì thiếu than nhưng năm nay vẫn không lo thiếu điện?àNộiLấyýkiếnphụhuynhchohọcsinhlớpđihọctrựctiếsoi kèo arsenal vs fulham
Băng giá phủ trắng đỉnh Fansipan
Thông tin từ một số lãnh đạo nhà trường thuộc các quận nội thành, các cơ sở giáo dụcTHCS đang tổ chức lấy ý kiến về việc cho học sinh lớp 6 đến trường học trực tiếp.
Trao đổi với PV Dân trí, thầy Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường Lômônôxốp cho biết, nhà trường vừa nhận được thông báo cho biết, để Sở GD-ĐT có số liệu xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho học sinh từ khối lớp 1 đến lớp 6 trở lại trường học trực tiếp, Phòng GD-ĐT quận yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức khảo sát, lấy ý kiến phụ huynh khối lớp 6 về việc đăng kí cho con học trực tiếp trở lại trường và báo cáo số liệu trước ngày 4/4.
Cũng theo thầy Tùng, vài tuần trở lại đây, tỉ lệ học sinh khối THPT của trường luôn đi học trực tiếp trên 94%, số cán bộ giáo viên nhiễm Covid-19 cũng rất thấp.
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie cho biết, trường này cũng vừa nhận được thông báo lấy ý kiến khảo sát về việc cho học sinh lớp 6 trở lại trường. Do vậy, tối 2/4, nhà trường sẽ tiến hành lấy thông tin.
Thầy Khang cho hay, tỉ lệ học sinh đi học trực tiếp của trường này trong vài tuần trở lại đây, luôn trên 95%.
"Rất nhiều phụ huynh mong muốn cho các khối lớp còn lại trở lại trường. Đặc biệt, địa phương đã cho phép nhà trường mở lại bếp ăn bán trú nên sẽ rất thuận tiện cho phụ huynh, học sinh", thầy Khang cho hay.
Được biết thời gian gần đây, thông tin một số học sinh tự tử ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh…, khiến nhiều người bàng hoàng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc học trực tuyến quá lâu có thể khiến nhiều em căng thẳng, áp lực, do vậy một làn sóng phụ huynh mong muốn sớm cho các khối lớp 1-6 trở lại trường học trực tiếp lại dấy lên trên mạng xã hội.
Anh Trần Văn, một phụ huynh ở Hà Nội cho biết, gia đình có hai cậu con trai, một cậu 7 tuổi (học lớp 1), một cậu 4 tuổi (học mầm non). Hơn một năm nay, cả hai cậu nhóc chưa được một ngày đến lớp.
Cậu lớn học online, còn đứa bé từ khi rời trường cuối năm học trước đến nay, chưa một ngày gặp mặt cô và bạn bè đồng trang lứa.
"Nếu xét ở một khía cạnh nào đó do dịch bệnh, do sự thận trọng trước Covid-19 nên ngành giáo dục Hà Nội quyết định chưa cho các con (bậc học mầm non và tiểu học) đến lớp (đặc biệt là ở các quận nội thành) thì quả cũng không sai.
Nhưng để đặt lên bàn cân giữa tốt hay không cho con trẻ, ảnh hưởng lâu dài cho trẻ em và xa hơn là cho một thế hệ tương lai của đất nước thì có lẽ cần phải xem lại.
Nhà mình sống trong một không gian chừng 60 mét vuông ở nội thành, không chỗ chơi, không ra đường. Bố mẹ đi làm. Hằng ngày, hai đứa trẻ chưa lên 8 và bà trông nhau, bị "nhốt" trong không gian chật hẹp; không người hướng dẫn học tập; ít giao tiếp xã hội... Hiệu quả tương tác nhiều nhất của hai đứa trẻ là… xem ti vi", phụ huynh này cho hay.
Hiện đã có không ít gia đình lựa chọn mang con đi gửi ở các nhà trẻ chui, các lớp mầm non tự phát, các nhóm trẻ tự gom... trong các ngõ sâu của từng hẻm phố... với muôn vàn nguy cơ khác mà hình như lại chẳng có ai quan tâm hay kiểm soát gì.
Anh Vũ Ngọc (quận Hai Bà Trưng) cũng chia sẻ, mối quan hệ nhân - quả giữa việc đóng cửa trường học kéo dài với tình trạng sang chấn tâm lý, trầm cảm ở học sinh là điều đã được thế giới nghiên cứu và chỉ ra ngay từ đầu đại dịch.
Đó là lý do vì sao rất nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển hạn chế tối đa việc đóng cửa trường học, bất chấp việc có cả trăm nghìn ca nhiễm mới/ngày.
Và giờ đây, là liên tiếp các vụ tự tử: "Học sinh Hà Nội đã bỏ lỡ nửa năm đi học trực tiếp. Sẽ có thêm bao nhiêu vụ tự tử nữa thì phụ huynh mới không sợ hãi dịch Covid-19 khủng khiếp như hiện nay", anh Ngọc đặt câu hỏi.
Do đó, theo ý kiến của các phụ huynh này, ngành giáo dục Thủ đô không nên chần chừ hơn nữa trong việc quyết định cho các khối lớp còn lại ở nội thành được đi học trực tiếp.