【bxh nauy】Tìm cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thị trường năng lượng
Toàn cảnh Hội thảo |
Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),ìmcơchếthúcđẩydoanhnghiệpnhỏvàvừathamgiathịtrườngnănglượbxh nauy đồng thời tiếp nối các chuỗi sự kiện thúc đẩy hợp tác APEC về năng lượng cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) mà Việt Nam đã liên tục tổ chức trong những năm gần đây.
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, cơ quan đại diện quốc gia các nước thành viên APEC, các chuyên gia đến từ tổ chức quốc tế.
Phát biểu khai mạc, ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) - nhấn mạnh, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ trên thế giới, trong đó có khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng đã khiến nhu cầu sử dụng năng lượng gia tăng mạng mẽ. Tuy nhiên, sự hạn chế và dần cạn kiệt của các nguồn năng lượng hiện nay, việc nghiên cứu sản xuất, đẩy mạnh giao thương và phân phối đến tay người tiêu dùng các sản phẩm sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng là yếu tố quan trọng và hữu ích nhằm thiết lập và phát triển các thị trường sản phẩm năng lượng hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và an toàn, thể hiện trách nhiệm của chúng ta đối với cộng đồng khu vực và thế giới.
Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) |
“Mục tiêu chung của hợp tác APEC trong lĩnh vực năng lượng là nhằm hướng tới giảm 45% cường độ sử dụng năng lượng trong khu vực vào năm 2035 và tăng cường sử dụng một cách đa dạng các loại hình năng lượng, nâng cao tính hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như tối thiểu hóa các rào cản về thương mại, đầu tư đối với lĩnh vực năng lượng trong khu vực thời gian tới” - ông Thái nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các ý kiến đều thống nhất, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng lên, trong khi đó, thế giới nói chung và APEC đang đối mặt với nhiều thách thức về nguồn tài nguyên năng lượng đang dần bị cạn kiệt; tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, do đó một trong những giải pháp hữu hiệu nhất là đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Trong đó có việc khuyến khích, hỗ trợ các DNNVV tại các quốc gia thành viên (hơn 95% tổng số doanh nghiệp trong khối là các DNNVV).
Diễn giả chia sẻ kinh nghiệm |
Lợi ích từ việc sử dụng năng lượng tiết kiệm sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, lâu dài như giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, cải thiện dịch vụ, tối đa hóa hiệu quả hoạt động và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp; giảm áp lực cho các quốc gia... Tuy nhiên, các DNNVV luôn gặp nhiều thách thức về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và mạng lưới kinh doanh so với các doanh nghiệp lớn. Chính vì vậy, để giúp các DNNVV tham gia vào thị trường năng lượng hiệu quả cần có những biện pháp hỗ trợ về mặt chính sách quản lý, chính sách khuyến khích, ưu đãi trong nhiều lĩnh vực như: hỗ trợ tài chính, công nghệ, xuất, nhập khẩu, nâng cao nhận thức và tăng cường kết nối giữa các DNNVV trong khu vực, tạo sân chơi bình đẳng, lành mạnh cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng.
Việc tổ chức hội thảo đã tạo cơ hội thuận lợi để các chuyên gia hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và đại diện các nền kinh tế thành viên APEC thảo luận, trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và các thông lệ tốt trong quá trình hỗ trợ DNNVV tham gia vào các thị trường năng lượng hiệu quả, một mặt giúp các DNNVV thông qua các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, mặt khác giúp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt được sự tăng trưởng bền vững, đồng đều và tiết kiệm năng lượng. Kết quả chính của hội thảo sẽ đóng góp hữu ích, thiết thực cho các diễn đàn liên quan như Nhóm Công tác về năng lượng (EWG) và Nhóm Công tác về DNNVV (SMEWG) của APEC trong thời gian tới.