游客发表

【trận club america】Công khai, minh bạch kết quả kiểm toán sẽ nâng cao uy tín quốc gia

发帖时间:2025-01-10 07:47:02

cong khai minh bach ket qua kiem toan se nang cao uy tin quoc giaSắp kiểm toán hàng loạt "ông lớn", dự án BT
cong khai minh bach ket qua kiem toan se nang cao uy tin quoc giaCác quy định mới về Kiểm toán nhà nước sẽ có hiệu lực từ 1/7/2020
cong khai minh bach ket qua kiem toan se nang cao uy tin quoc giaNhà nước không nên góp vốn trong dự án PPP bằng "đất vàng"
cong khai minh bach ket qua kiem toan se nang cao uy tin quoc giaBộ Giao thông vận tải dừng triển khai 12 dự án, kiểm toán 67 dự án BOT
cong khai minh bach ket qua kiem toan se nang cao uy tin quoc gia
PGS.TS. Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

Kế hoạch kiểm toán 2020 có nhiều đổi mới, xin ông cho biết kế hoạch này sẽ giúp ích như thế nào cho nền kinh tế?

- Trong công tác kiểm toán, bên cạnh công tác kiểm toán hàng năm về tài chính, ngân sách, thu chi công, Kiểm toán Nhà nước còn giúp Quốc hội, Chính phủ về những vấn đề bức xúc của nền kinh tế, về những vấn đề cần phải kiểm tra, kiểm soát trong năm. Năm 2020, Kiểm toán Nhà nước đưa ra định hướng kiểm toán các vấn đề xã hội quan tâm, các dự án đầu tư công, các dự án đầu tư theo phương thức chuyển giao BOT, BT, các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, các vấn đề được dư luận quan tâm về tính minh bạch, tính công khai, chất lượng hiệu quả… Đây là các lĩnh vực mang tính chuyên sâu, nên đánh giá của cơ quan kiểm toán không thuần túy chỉ là kiểm tra, đánh giá và xác nhận mức độ tuân thủ, độ tin cậy của thông tin tài chính liên quan đến hoạt động thu chi, sử dụng nguồn lực mà quan trọng hơn là đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động tài chính các dự án, các hoạt động kinh doanh.

Theo đó, việc kiểm toán không chỉ giúp Nhà nước trong việc đánh giá đầu tư của Nhà nước, mà còn xem xét về việc đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật. Hơn nữa, thông qua kiểm toán còn giúp Nhà nước thấy được những hạn chế, những vướng mắc và những quy định, chính sách chưa đầy đủ, chưa phù hợp trong hoạt động đầu tư. Trên cơ sở đó giúp các cơ quan Nhà nước có thể chọn lựa, đưa ra phương thức đầu tư hợp lý hơn, hiệu quả hơn cũng như góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, trong bối cảnh giải ngân vốn đầu tư công đang có tốc độ chậm như hiện nay, thì hoạt động kiểm toán các dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn vay nước ngoài sẽ giúp Nhà nước thấy được những yếu kém, thiếu hụt, những kẽ hở chưa đầy đủ trong các quy định pháp lý, quy trình, thủ tục quyết định cũng như triển khai dự án, từ đó tháo gỡ khó khăn, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Ngoài các chương trình, dự án đầu tư, năm 2020, Kiểm toán Nhà nước cũng sẽ kiểm toán các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng. Đây cũng là lĩnh vực có tác động mạnh tới toàn bộ nền kinh tế, cung cấp nguồn lực cho phát triển kinh tế, nên thị trường này hoạt động lành mạnh, hoạt động hiệu quả sẽ tác động tích cực tới sự tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, đây là thị trường rất nhạy cảm, nên phải tuân thủ các chuẩn mực để tạo sự lưu thông nguồn vốn trong ngoài nước. Do vậy, kiểm toán hoạt động của các tổ chức tài chính, ngân hàng là kiểm toán chuyên sâu, cần được đánh giá đầy đủ, không chỉ là sự lành mạnh, tuân thủ pháp luật của tổ chức tài chính, ngân hàng mà còn là sự tuân thủ các chính sách về lãi suất, tỷ giá, huy động, tuân thủ các dòng chảy lưu chuyển vốn, quản lý vốn, cho vay, tái cấp vốn…

Vậy khi kết quả kiểm toán được công khai, nếu những sai phạm bị “lộ” ra tại các dự án trọng điểm, các doanh nghiệp nhà nước lớn, theo ông, nó có tác động gì đến uy tín của nền kinh tế?

- Theo tôi, vấn đề này không đáng ngại. Vì nếu minh bạch, công khai sẽ làm cho nhân dân yên tâm hơn, thấy được thái độ cương quyết của Đảng, Nhà nước với những sai phạm, tiêu cực. Bên cạnh đó, kết quả kiểm toán sẽ giúp chủ dự án, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng nguồn vốn Nhà nước, các đơn vị trong hệ thống tài chính công tự chấn chỉnh mình. Bởi nhìn vào kết quả sẽ tự biết những gì mình làm đúng, làm chưa được và làm sai, từ đó từng bước khắc phục, giúp nền kinh tế - tài chính quốc gia lành mạnh hơn.

Đặc biệt, trong con mắt của các tổ chức và nhà đầu tư quốc tế, việc công khai minh bạch các kết quả kiểm toán sẽ giúp nâng cao niềm tin vào nền kinh tế và các cơ quan quản lý Việt Nam. Vì nếu cứ giấu giếm, không công khai, càng gây bất lợi cho các hoạt động của Nhà nước. Công khai, minh bạch còn là xu hướng chung của toàn thế giới, Việt Nam không thể nằm ngoài cuộc và phải làm tốt vấn đề này. Tất nhiên chúng ta phải chấp nhận ở mức độ nào đó, khi công khai các kết quả tiêu cực sẽ làm nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức quốc tế có sự “phân vân”. Nhưng tôi tin khi họ biết đến chủ trương của chúng ta thì niềm tin sẽ trở lại và tăng lên, nhất là khi Việt Nam đang tiến hành đổi mới mạnh mẽ, sâu và toàn diện.

Với khối lượng công việc rất lớn trong năm 2020, theo ông, ngành Kiểm toán phải làm việc như thế nào để đảm bảo hiệu quả của công tác kiểm toán?

- Tôi được biết, để đạt được mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ năm 2020, Kiểm toán Nhà nước đã có nhiều giải pháp và sự chuẩn bị để đảm bảo chất lượng kiểm toán. Để kiểm toán được các lĩnh vực này, Kiểm toán Nhà nước đã có các vụ chuyên ngành, các kiểm toán khu vực, cùng đội ngũ kiểm toán viên hàng năm đều được tiến hành huấn luyện, bồi dưỡng chuyên sâu về các lĩnh vực cụ thể. Nhưng với hoạt động kiểm toán năm 2020, khi đi vào các dự án cụ thể, các lĩnh vực có tính chuyên môn cao như ngân hàng, xây dựng, cầu đường… sẽ đòi hỏi phải các kiểm toán viên phải có sự chuẩn bị các kiến thức chuyên sâu của từng lĩnh vực được kiểm toán. Đây là việc khó, bởi không phải bất cứ cán bộ kiểm toán nào cũng có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về mọi lĩnh vực, mọi đối tượng kiểm toán. Khi tổ chức các đoàn kiểm toán thì cơ quan Kiểm toán cũng phải bố trí nhân lực kiểm toán hợp lý, thậm chí nếu cần sẽ huy động thêm các chuyên gia thuộc lĩnh vực được kiểm toán để trợ giúp về mặt chuyên môn cũng như đảm bảo tính khách quan, trung thực trong ý kiến kiểm toán.

Thực tế đã cho thấy, ở một số vụ việc, mặc dù cơ quan, doanh nghiệp đã được kiểm toán, thanh tra, kiểm tra nhưng không phát hiện sai phạm, hoặc có tình trạng "lót tay" trong lĩnh vực này. Theo ông, cơ quan kiểm toán cần làm gì để tránh lặp lại những vụ việc tương tự?

- Một trong những yêu cầu với kiểm toán viên là phải khách quan, trung thực. Kiểm toán Nhà nước đã ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của kiểm toán viên. Nhưng trong thực tế, cái khó là làm sao kiểm soát đạo đức nghề nghiệp, kiểm soát cách ứng xử của các kiểm toán viên. Kiểm toán Nhà nước đã có nhiều biện pháp và giải pháp, có nhiều bộ phận kiểm tra, kiểm soát, thông qua tổ chức, kỹ thuật nghiệp vụ, soi chiếu thông tin... Nhưng tất nhiên, trong một số trường hợp vẫn xảy ra vi phạm vì lợi ích cá nhân. Do đó, cơ quan quản lý cần cảnh báo rủi ro, có biện pháp kiểm soát cùng các hình thức xử lý mạnh tay. Kiểm toán Nhà nước cũng đã không ít lần xử lý cán bộ vi phạm, thậm chí loại khỏi đội ngũ kiểm toán viên, nhưng vẫn cần quyết liệt hơn để giữ gìn uy tín của nghề kiểm toán.

Xin cảm ơn ông!

    热门排行

    友情链接