VHO- Ngày 9.10,ắcNinhTiếpnhậnhơnphảnánhkiếnnghịtrênthiếtbịdiđộkết quả az alkmaar Sở TT&TT tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị phát động ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 tại tỉnh Bắc Ninh. Ông Vương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Cùng dự có đại diện Bộ TT&TT và lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn nhấn mạnh, đây là sự kiện quan trọng, được tổ chức lần đầu tiên của tỉnh, thể hiện quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh nhằm tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số và công dân số.
Các đại biểu bấm nút khai trương chức năng ký số từ xa và phát hành biên lai điện tử giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh
Về định hướng trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh lưu ý việc thực hiện chuyển đổi số là quá trình lâu dài, duy trì thường xuyên và phải gắn kết với tăng trưởng xanh, vì vậy, đòi hỏi sự quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung tay tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và người dân nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết 52-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chương trình chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc cải thiện, nâng cao thứ hạng các chỉ số thấp điểm liên quan đến lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số; nâng cao nhận thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ; phát huy vài trò, hiệu quả của Tổ công nghệ số cộng đồng. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các tiện ích, dịch vụ số an toàn, hiệu quả như ứng dụng chữ ký số công cộng, biên lai điện tử, thanh toán trực tuyến.
Đồng thời, tăng cường ứng dụng, sử dụng hiệu quả các ứng dụng, nền tảng dùng chung của tỉnh; nâng cao tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận và giải quyết trực tuyến, thanh toán trực tuyến; giải quyết thỏa đáng, kịp thời các phản ánh, kiến nghị của nhân dân trên ứng dụng phản ánh kiến nghị.
Tại Hội nghị, các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khai trương triển khai chức năng ký số từ xa và phát hành biên lai điện tử trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh; ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Sở TT-TT với Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và công bố chỉ số Chuyển đổi số các sở, ngành, địa phương tỉnh Bắc Ninh năm 2022.
Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Sở TT&TT Bắc Ninh với Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam
Theo báo cáo của Sở TT&TT Bắc Ninh, đến hết quý III/2023, tỉnh Bắc Ninh đã đạt 16/36 chỉ tiêu Kế hoạch của Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh năm 2023 đề ra. Trong 20 chỉ tiêu chưa đạt, có 7 chỉ tiêu đang thực hiện, 13 chỉ tiêu chưa có hướng dẫn về phương pháp tính, cách thức thống kê, tổng hợp số liệu. Tỉ lệ trung bình về xử lý hồ sơ công việc và ký số văn bản điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương cấp tỉnh đạt 95,69%, cấp huyện đạt 96,38%, cấp xã đạt 97,88%; tỉ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn tỉnh đạt 38,87%. Trong 9 tháng đầu năm, hệ thống phản ánh kiến nghị trên thiết bị di động nhận được hơn 2.100 phản ánh, tỉ lệ xử lý đạt gần 92%.
Theo kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2022 (DTI), Bắc Ninh xếp thứ 7 cả nước với giá trị đạt 0,6736, giảm 3 bậc nhưng tăng 0,146 giá trị so với năm 2021; xếp thứ 10 Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cấp tỉnh (ICT Index) và xếp thứ 14/63 về bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thành triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh trên cơ sở hợp nhất Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử và đưa vào hoạt động chính thức từ tháng 5.2023.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra việc chủ động triển khai chuyển đổi số của một số sở, ban, ngành và các địa phương còn hạn chế: Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết trực tuyến ở nhiều cơ quan, địa phương không đáp ứng chỉ tiêu được giao, nhất là ở cấp huyện, cấp xã; đặc biệt có địa phương đạt tỷ lệ thấp hơn nhiều so với trung bình.
Về việc triển khai các dự án, nhiệm vụ CNTT, chuyển đổi số còn chậm, nhiều đơn vị đề xuất tạm dừng hoặc dừng không thực hiện trong giai đoạn 2022-2025 do có lo ngại chung về sự chồng chéo, trùng lặp trong triển khai chuyển đổi số của các cơ quan Trung ương với địa phương.
Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ các cơ quan nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, các ứng dụng triển khai còn rời rạc, chưa có sự liên kết, tích hợp và dùng chung của nhau. Các ứng dụng công nghệ thông tin của các ngành triển khai từ Trung ương xuống các địa phương theo hướng độc lập tách biệt với các hệ thống thông tin khác của tỉnh, dẫn đến khó cho việc triển khai Chính quyền số của tỉnh... Bên cạnh đó là hạ tầng viễn thông chưa đồng bộ; Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước chủ yếu là kiêm nhiệm nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng dụng, quản trị, vận hành…
Q.HOA