Đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) dù có "siêu máy bơm" nhưng vẫn bị ngập nặng sau vài cơn mưa đầu mùa. Hễ mưa là ngập
Sau trận mưa kéo dài gần 2 giờ đồng hồ vào tối 19/5 vừa qua,Đếnhẹnlạingậnhận định trận lazio TP.HCM đã có hơn 30 điểm ngập, khiến việc đi lại và sinh hoạt của người dân gặp vô vàn khó khăn.
Trong đó, các đường Lê Đức Thọ, Lê Văn Thọ, Phan Huy Ích, Cây Trâm của quận Gò Vấp, khu vực giao nhau giữa đường Tô Ngọc Vân và Phạm Văn Đồng, đường số 9, 10, 11, Hồ Văn Tư, Kha Vạn Cân, nhất là các đoạn xung quanh khu vực chợ Thủ Đức của quận Thủ Đức bị ngập nặng trên 50 cm, nhiều đoạn ngập nặng đến nỗi các phương tiện không thể lưu thông.
Tuyến đường Lê Văn Việt đoạn từ Xa lộ Hà Nội đến đường Lê Lợi, Quận 9 bị ngập nhẹ hơn, với mức ngập gần 30 cm. Tương tự, đường Lã Xuân Oai đoạn từ đường Man Thiện đến đường 379 bị ngập nặng gần 50 cm, khiến các xe máy không thể qua lại đoạn đường này.
Tại quận 2, một số tuyến đường như Quốc Hương, Tống Hữu Định, đường số 4, đường số 46 chìm trong nước. Ngập sâu nhất tại đường Quốc Hương với đoạn dài hàng trăm mét, nhiều xe ô tô di chuyển tạo sóng lớn đã xô ngã nhiều người điều khiển xe máy trên đường.
| Nước ngập sâu, người dân phải dắt bộ xe máy để về nhà sau cơn mưa tối 19/5 vừa qua. |
Điểm ngập lâu đời và được người dân quan tâm nhiều nhất là tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh). Mặc dù có siêu máy bơm chống ngập (công suất từ 27.000 - 96.000m3/giờ) do thành phố đang thí điểm dịch vụ thuê vận hành máy bơm của Công ty Quang Trung để giải quyết ngập cho đoạn đường này trong năm 2018, nhưng trong những cơn mưa đầu tiên của mùa mưa 2018 nhiều đoạn trũng thấp tại đây đã liên tục “tái diễn” cảnh ngập nước.
Thực hiện chương trình chống ngập, từ năm 2016 đến 2020, TP.HCM đặt mục tiêu xóa ngập tại 37 tuyến đường. Đến nay, đã giải quyết được 22 tuyến đường ngập nặng. Trong số 9 tuyến đường ngập do triều, thành phố cũng đã xóa được 4 tuyến; 179 tuyến hẻm và 9 tuyến đường ngập nước do triều cùng xây dựng bảy nhà máy xử lý nước thải.
Trong năm 2018, Trung tâm Chống ngập TP.HCM đang triển khai các dự án để giải quyết thêm 7 tuyến đường trục chính và 445 tuyến đường hẻm ngập do mưa. Trong 4 tháng đầu năm, TP.HCM đã triển khai thực hiện công tác duy tu, sửa chữa, nạo vét hệ thống thoát nước có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vị trí thường xuyên bị ngập, đã triển khai nạo vét 384,395km lòng cống thoát nước, duy tu nạo vét 10 tuyến (4,656km) kênh rạch và cửa xả, sửa chữa 1.209 hầm ga, thay 475 cống bị xuống cấp có khả năng sụp…
Kịp thời thực hiện các công trình cấp bách trong việc kết nối, mở hướng thoát nước, tăng khả năng thu nước cục bộ và tiếp tục vận hành 1.077 van ngăn triều, 26 trạm bơm với 56 máy bơm cố định và di động, vận hành đồng bộ 5 cống kiểm soát triều lớn (Bình Triệu, Bình Lợi, Rạch Lăng, Rạch Nhảy – Ruột Ngựa, Nhiêu Lộc – Thị Nghè).
Dự án chống ngập chậm tiến độ
Tình trạng ngập ngày càng nghiêm trọng, nhưng theo Trung tâm điều hành chống ngập nước TP.HCM nguyên nhân khiến thành phố chưa thể giảm ngập là việc triển khai quy hoạch chống ngập quá chậm. Quy hoạch thoát nước mưa (quy hoạch 752) xác định đến năm 2020 xây dựng 6.000 km cống, song hiện chỉ khoảng 2.590 km được đầu tư; phải xây 140 hồ điều tiết hỗ trợ thoát nước nhưng chưa hồ nào hoàn thành. Việc nạo vét kênh rạch cũng chỉ đạt được 1% so với kế hoạch đề ra.
Ngoài ra, còn có hơn 50 vị trí trên các kênh rạch và 88 tuyến cống với tổng chiều dài hơn 13km, 97 hầm ga và 51 vị trí cửa xả các tuyến cống ra kênh rạch bị lấn chiếm cũng có thể gây ngập khi có mưa lớn. Trong khi đó, công tác kiểm tra, khắc phục các trường hợp xâm hại hệ thống thoát nước còn rất chậm.
Trong khi đó, các dự án chống ngập lại đang trong tình trạng “khát vốn”. Báo cáo tại buổi họp sơ kết về công tác chống ngập của thành phố mới đây, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Trung tâm chống ngập TP.HCM cho biết, hơn hai năm qua các chỉ tiêu chống ngập chưa đạt cũng vì thiếu vốn. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng giải quyết ngập cho khu vực nội đô (từng được cam kết khánh thành vào dịp lễ 30/4 năm 2018) phải dừng thi công do ngân hàng chậm giải ngân. Dự kiến phải giữa năm sau dự án mới có thể vận hành trở lại.
“Từ đầu nhiệm kỳ (2016-2020) tổng số vốn dự kiến cho chống ngập khoảng hơn 73.000 tỷ đồng, trong đó có giải pháp là thực hiện dự án bằng các hợp đồng PPP (mô hình hợp tác công tư), nhưng đến nay vốn ngân sách của thành phố, của trung ương chỉ huy động được hơn 26.800 tỷ. Việc sắp xếp lại các dự án theo hình thức BT (hợp đồng xây dựng – chuyển giao), hợp đồng PPP cũng dẫn đến một số khó khăn về vốn", ông Dũng phân tích. Chỉ đạo tại cuộc họp sơ kết 2,5 năm thực hiện chương trình giảm ngập nước của TP.HCM giai đoạn 2016-2020 diễn ra cuối tuần qua, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhận định, dân số thành phố tăng nhanh gây áp lực lên hạ tầng cũng là một trong những nguyên nhân gây ngập. Trong khi đó, các quy hoạch như: thủy lợi, cấp thoát nước chưa kết nối được với quy hoạch chung của TP dẫn tới tình trạng phối hợp không đồng bộ, kết nối không đồng bộ cũng là nguyên nhân gây ngập. Theo đó, để chống ngập hiệu quả thì cần phải có một nhạc trưởng đóng vai trò kết nối các quy hoạch lại với nhau.
Chủ tịch UBND TP.HCM cũng chỉ đạo Trung tâm Chống ngập TP.HCM hệ thống lại mục tiêu cụ thể trong những năm tới về quy hoạch, thu hút nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật, vận động người dân tham gia công tác chống ngập. Đồng thời, cần mở rộng không gian trữ nước, xây dựng các hồ điều tiết để giảm ngập ở các tuyến đường nội đô thành phố. |