游客发表
发帖时间:2025-01-11 06:06:15
Cần xây dựng gói kích thích kinh tế đủ lớn để phục hồi kinh tế trong năm 2022 | |
Những mối đe doạ của một nền kinh tế thiếu hụt | |
Chuyên gia kinh tế,ậndiệnnhữngràocảncủatăngtrưởngkinhtếtỉ số bóng đâ PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Cần quyết tâm và thận trọng khi mở cửa phục hồi kinh tế |
Trong năm 2022 và 2023, nền kinh tế sẽ một lần nữa thể hiện khả năng chống chịu và sự năng động của mình. Ảnh: Lê Hương |
Những yếu tố tác động
TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương dự báo, nếu quý 4/2021 quay trở lại trạng thái “bình thường mới” và doanh nghiệp có thể phát triển kinh tế trong điều kiện kiểm soát dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế cả năm sẽ vào khoảng 3-4%. Khả năng khống chế dịch và tốc độ tiêm vắc xin, sự bắt nhịp với đà phục hồi của thế giới, chính sách hỗ trợ của Chính phủ và những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thích ứng với sự thay đổi của thị trường sẽ là 4 nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng những tháng cuối năm cũng như cả năm 2022. |
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, Chính phủ đã đặt mục tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 đạt khoảng 6 - 6,5%. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là một mục tiêu khá khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2022, bởi con số tăng trưởng 6-6,5% là rất cao với thời điểm dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và tác động mạnh lên nền kinh tế.
Phân tích kĩ hơn về những rào cản có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế trong năm 2022, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược Việt Nam (VESS) cho biết, sự bùng phát dịch lặp lại trong năm 2021 đã làm nền kinh tế bị đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng, xáo trộn thị trường lao động, doanh nghiệp nội địa bị tổn thương rất nặng nề. Cùng với đó, các động thái địa chính trị và diễn biến kinh tế thế giới có thể tăng rủi ro cho yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như giá nguyên liệu,... Điều này sẽ gây ảnh hưởng khi mở cửa nền kinh tế, tạo độ trễ đối với sự hồi phục kinh tế trong thời gian tới.
Còn theo PGS.TS. Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế vĩ mô, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, thời gian qua, do tác động của dịch bệnh nên sức cầu yếu, không lưu thông được hàng hóa, nguy cơ lạm phát vẫn tương đối lớn. Chính vì vậy, trước sau gì, chi phí sản xuất cũng sẽ phản ánh vào giá đầu ra sản phẩm, từ xăng dầu, logistics, chi phí phòng chống dịch bệnh...
“Khi hoạt động xã hội trở lại, nhu cầu tiêu dùng tăng lên, những yếu tố đó sẽ tác động vào giá cả và sức ép lên lạm phát. Dự báo, giá thực phẩm lương thực cuối năm có thể sẽ tăng trở lại, do những khó khăn về tăng nguồn cung như tái đàn, mưa bão,… trong khi nhu cầu tăng về cuối năm”, ông Thế Anh nhận định.
Đồng quan điểm với PGS.TS. Phạm Thế Anh, PGS.TS Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, sự đứt gẫy các chuỗi cung ứng và dòng chảy các nguồn lực không dễ khắc phục ngay trong thời gian ngắn. Điều này chắc chắn dẫn các nhà đầu tư và các nhà làm chính sách phải suy nghĩ lại về cách thức tổ chức các hoạt động kinh tế trong thời gian tới. Ngoài ra, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung về nhiều loại sản phẩm hàng hóa toàn cầu (lương thực-thực phẩm, năng lượng, nguyên vật liệu...) cũng sẽ dẫn đến tình trạng tăng giá một số mặt hàng chiến lược.
Không để lỡ nhịp phục hồi kinh tế
TS Lê Duy Bình, Giám đốc Economica: Mục tiêu năm nay có thể không phải là con số tăng trưởng kinh tế ở mức cao mà vẫn là các mục tiêu về đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, các chỉ số lớn của nền kinh tế, duy trì năng lực sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội. Cần đặt mục tiêu cho những tháng cuối năm về việc hình thành được những mô hình khác nhau cho việc phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế trong nhiều kịch bản, gồm cả kịch bản sạch bóng virus và kịch bản trong đó virus vẫn còn tồn tại, các ca dương tính vẫn còn tồn tại. Đồng thời, các mục tiêu về mức độ mở rộng tiêm chủng, về hình thành tính tự giác, tự kỷ luật trong phòng chống dịch bệnh của mỗi cá nhân, từng doanh nghiệp... Đây là vốn và hành trang quan trọng để chúng ta mang theo và bước sang năm 2022 với tâm thế tự tin và lạc quan hơn rất nhiều. TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV: Dự báo nợ xấu của hệ thống ngân hàng tính đến cuối năm 2021 sẽ tăng lên khoảng 2,3%. Còn nợ xấu bao gồm nợ bán cho VAMC và nợ tái cơ cấu được Ngân hàng Nhà nước dự báo trong năm tới sẽ trên 7%, giá cả hàng hóa sẽ tiếp tục tăng từ nay đến giữa năm 2022. Tuy mức độ tác động của giá cả lên lạm phát Việt Nam không quá nghiêm trọng nhưng không quá chủ quan do nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hiện nay chưa dám chuyển ngay mức tăng giá đó vào giá hàng hóa cuối cùng vì doanh nghiệp và người dân còn khó khăn cộng thêm sức cầu còn thấp, vòng quay tiền cũng còn chậm. Xuân Thảo (ghi) |
Với những khó khăn và rủi ro như trên, có thể nhận thấy, triển vọng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc lớn vào tốc độ và quy mô tiêm vắc xin cũng như hiệu quả của các biện pháp phòng chống dịch bệnh; hiệu quả thực chất của các gói hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng. Về chính sách tiền tệ, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) lưu ý, bên cạnh việc giãn, hoãn, khoanh nợ cần giảm lãi suất đối với khoản vay hiện hữu nhằm tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần giữ ổn định thanh khoản chung của hệ thống, dùng trần tín dụng để khuyến khích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay.
“Về chính sách tài khóa, việc mở rộng hơn phạm vi hỗ trợ gồm người dân và hộ kinh doanh là cần thiết. Bên cạnh việc giãn, giảm một số loại thuế, phí, cần lựa chọn những ngành chịu tác động nghiêm trọng của Covid-19 như hàng không, những ngành lan tỏa nền kinh tế để tính toán giải pháp hỗ trợ kịp thời”, TS. Võ Trí Thành đề xuất.
Theo bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng thế giới (WB), trong năm 2022 và 2023, nền kinh tế sẽ một lần nữa thể hiện khả năng chống chịu và sự năng động của mình. Khi khủng hoảng đã được kiểm soát, nền kinh tế sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại, và trở về với xu hướng tăng trưởng trước đó ở mức khoảng 6,5%. Nhưng Chính phủ vẫn có thể triển khai những chính sách để giảm nhẹ những rủi ro đó. WB dự báo từ năm 2022 kinh tế Việt Nam phục hồi về mức trước dịch Covid-19 ở mức 6,5-7%. Chính sách tiền tệ được kỳ vọng vẫn sẽ là nới lỏng thông qua triển khai thực hiện một số công cụ, trong đó cho phép doanh nghiệp được gia hạn thời hạn trả nợ. Chính sách tài khóa sẽ mang tính hỗ trợ hơn thông qua đẩy nhanh triển khai thực hiện các dự án đầu tư công, đặc biệt sau khi gỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại. WB cũng quan tâm đến việc sau gói hỗ trợ đảm bảo xã hội đợt hai, Chính phủ đang sẵn sàng triển khai một gói hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp.
WB khuyến nghị, với dư địa tài khóa hiện có, Việt Nam cần tiếp tục triển khai các nguồn lực để giảm thiểu tác động xã hội bất lợi và phòng ngừa những rủi ro tiêu cực đối với tăng trưởng. Trong thời gian tới, Việt Nam cần theo đuổi mục tiêu tăng trưởng xanh và số hóa nhằm nâng cao khả năng chống chịu và tính bền vững của nền kinh tế.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接