【nhận định aston villa vs newcastle】Để doanh nghiệp tư nhân là động lực phát triển kinh tế

 人参与 | 时间:2025-01-11 02:58:19

de doanh nghiep tu nhan la dong luc phat trien kinh te

Cộng đồng DN tư nhân mong muốn các chính sách hỗ trợ phát triển phải đặt DN tư nhân ở vị trí trung tâm. (Ảnh: Nguyễn Thanh)

Đánh giá cao sự ghi nhận này nhưng nhiều chuyên gia cho rằng mấu chốt là mọi chủ trương,Đểdoanhnghiệptưnhânlàđộnglựcpháttriểnkinhtếnhận định aston villa vs newcastle đường lối phải được hiện thực hóa.

Tín hiệu đáng mừng

Dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII nêu rõ đẩy mạnh phát triển DN theo hướng “DN Nhà nước tập trung vào những lĩnh vực quan trọng và địa bàn chiến lược. Tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh DN tư nhân để tạo động lực tăng cạnh tranh của nền kinh tế”.

Dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII nêu rõ: Mục tiêu đến năm 2020, mọi DN thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Có chính sách thúc đẩy phát triển các DN Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh các lĩnh vực mà luật pháp không cấm; xây dựng, thực thi đồng bộ, hiệu quả cơ chế hậu kiểm, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch đối với độc quyền Nhà nước và độc quyền DN, kiểm soát độc quyền kinh doanh. Hoàn thiện thể chế bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu và quyền tài sản. Hoàn thiện pháp luật phá sản DN theo cơ chế thị trường.

Theo chuyên gia thương mại - tư vấn cao cấp của Viện Thương mại - Bộ Công Thương Phạm Tất Thắng, vai trò của DN tư nhân trong phát triển kinh tế từng được đề cập tới nhiều lần nhưng việc Dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII một lần nữa khẳng định lại là điều đáng mừng, thể hiện quan điểm chỉ đạo chiến lược của Đảng về vấn đề này.

“Trên thực tế, DN tư nhân đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cũng như giải quyết việc làm nhiều hơn DN Nhà nước nhưng từ trước tới nay vẫn luôn ở thế bất lợi hơn, trong khi đó DN Nhà nước hoạt động không hiệu quả như kỳ vọng đặt ra lại thường xuyên nhận được ưu đãi, dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực kinh doanh. Cần coi DN tư nhân là động lực để phát triển kinh tế, tiến tới xóa bỏ toàn bộ ưu ái bất hợp lý đối với DN Nhà nước”, ông Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.

Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, Dự thảo văn kiện có đề cập tới vai trò cũng như phương hướng phát triển của cả 4 hình thức DN là DN Nhà nước, DN tư nhân, DN FDI và Hợp tác xã. Trong đó, giữa phát triển DN tư nhân và DN Nhà nước vẫn có khoảng cách.

“Theo Dự thảo văn kiện, DN tư nhân được tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh mẽ để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nhưng theo quan điểm của tôi, phải khẳng định DN tư nhân là một trong những trụ cột của nền kinh tế. Trên thực tế, DN tư nhân đã và đang là một trong những trụ cột của nền kinh tế rồi. Bằng chứng là giai đoạn năm 2008-2010 lúc kinh tế suy thoái, các DN lớn gần như không trụ được nhưng kinh tế dần ổn định cũng là nhờ các DN nhỏ và vừa. Trong số DN nhỏ và vừa đó, có tới 96% là DN tư nhân. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ hiện nay, nói tới kinh tế tư nhân không chỉ đơn thuần là kinh tế nữa mà còn góp phần đảm bảo ổn định chính trị, xã hội. Do đó vai trò của kinh tế tư nhân nói chung, DN tư nhân nói riêng càng trở nên quan trọng”, ông Nam nói.

“Ngấm” vào thực tiễn

Theo chuyên gia Phạm Tất Thắng, bên cạnh việc nhìn nhận và khẳng định rõ hơn vai trò của DN tư nhân trong nền kinh tế, quan trọng là chủ trương đường lối phải được thể hiện cụ thể trong Thông tư, Nghị định, văn bản… của các bộ, ngành, địa phương cũng như trong quá trình đối xử hàng ngày của cơ quan quản lý Nhà nước với DN. Một trong những điều DN tư nhân cần là thái độ của cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình sản xuất kinh doanh không phải “ban ơn” mà là phục vụ, hỗ trợ DN. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất, kinh doanh khi DN gặp khó khăn, sai lầm, DN cần thái độ thiện chí của cơ quan quản lý Nhà nước để hỗ trợ, giúp DN sửa sai, làm sao để DN lớn lên kể cả trong sai lầm.

Liên quan tới vấn đề này, Luật sư Trần Vũ Hải, Giám đốc Công ty Luật Hà Nội cho rằng, Nhà nước phải có đội ngũ chuyên gia nghiên cứu rất kỹ làm thế nào thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển một cách thực chất mà không vi phạm các cam kết quốc tế. Các chính sách đề ra cần thực sự khả thi, tránh tình trạng lợi ích nhóm và tham nhũng.

“Hàn Quốc có một cơ quan chuyên quản lý vấn đề phát triển DN nhỏ và vừa. Cách thức tổ chức, quản lý khá thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của luật pháp luật, công bằng cho DN. Việt Nam cũng có thể xem xét, học tập cách làm này. Đó là hình thành một cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chuyên làm công tác nghiên cứu chính sách, đảm bảo việc hỗ trợ phát triển DN tư nhân được thực thi chặt chẽ, công bằng”, ông Hải nói.

Đứng từ góc độ đại diện cho các DN nhỏ và vừa, theo ông Tô Hoài Nam, chính sách phát triển kinh tế tư nhân nói chung, DN tư nhân nói riêng thực chất là công cụ tạo điều kiện cho người dân cải thiện đời sống, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo chứ không còn là vấn đề kinh tế đơn thuần. DN mong muốn, chính sách phải đặt DN tư nhân ở vị trí trung tâm chứ từ trước tới nay văn bản, chính sách nào cũng đề cập tới nhưng không coi DN tư nhân là trung tâm nên không đem lại nhiều tác dụng.

Cũng theo ông Nam, Dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII có đề cập tới vấn đề sẽ tạo điều kiện để DN tư nhân và DN Nhà nước bình đẳng tiếp cận các nguồn lực như vốn, đất đai… Tuy nhiên, điều mà DN kỳ vọng còn là được tiếp cận bình đẳng cả với những cơ hội phát triển kinh tế. Cụ thể như DN tư nhân cũng được tạo điều kiện tham gia cung cấp các dịch vụ, thực hiện các công trình trong khu vực công. Thậm chí, ngay cả những lĩnh vực như quốc phòng… nếu DN tư nhân đủ năng lực, điều kiện cũng có thể tham gia.

PGS.TS Trần Quang Nhiếp, Nguyên Phó Tổng biên tập thường trực Tạp chí Cộng sản

Cần cơ chế, chính sách phù hợp hơn để phát huy hiệuquả

Thời gian qua, đất nước đã đi những bước rất nhanh nhờ vào nhận thức về đổi mới, đa dạng hóa việc phát triển các chủ thể và các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tư nhân. Sự phát triển này còn giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm và tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Đặc biệt, ngày nay, Việt Nam đang trên đà hội nhập với thế giới về kinh tế - khoa học – công nghệ nên hướng phát triển kinh tế tư nhân cũng là quy luật tất yếu của phát triển kinh tế nói chung. Chính vì thế, chủ trương phát triển kinh tế tư nhân trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII rất đáng ủng hộ và phù hợp với xu thế thời đại.

Tuy nhiên, một thực tế ở nước ta là nhận thức và năng lực thực tiễn chưa theo kịp quy luật, xu thế của xã hội. Đối với các DN tư nhân, điểm mấu chốt vẫn là làm sao để phát huy nhân lực, nâng cao trình độ tổ chức quản lý, người lãnh đạo DN phải có ý chí vươn lên làm giàu, làm chủ khoa học kỹ thuật và mở rộng các quan hệ hợp tác đối ngoại. Mặc dù, trong những năm gần đây, các bộ luật như Luật DN, Luật Đầu tư… đã có với nhiều sửa đổi, cải cách cho phù hợp hơn, nhưng vấn đề đáng quan tâm nhất vẫn là cải cách thủ tục hành chính, nhiều thủ tục vẫn còn cồng kềnh, phức tạp, trì trệ nên các DN khó phát triển.

Còn đối với các cơ quan chức năng, từ văn bản đến khi triển khai thực hiện còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì thế, muốn chủ trương đưa ra đạt được hiệu quả thiết thực, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách phù hợp hơn cho các thành phần kinh tế tự do phát triển, phải tạo mọi điều kiện, hỗ trợ các thành phần này khai thác triệt để năng lực của mình.

H.DỊU (ghi)



顶: 624踩: 22