【lich thi dau my】Nhiều áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với thị trường thịt lợn

时间:2025-01-09 12:51:35来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín

Sự nghiệp công lập

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: NNK

Hai kịch bản đối với thị trường thịt lợn

Tại Hội thảo "Phát triển chăn nuôi bền vững trong bối cảnh hội nhập và đảm bảo an toàn dịch bệnh" do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) tổ chức sáng ngày 20/2/2020,ềuáplựccạnhtranhmạnhmẽđốivớithịtrườngthịtlợlich thi dau my ông Khuất Văn Thanh - Trưởng nhóm nghiên cứu của Viện IPSARD cho biết, chăn nuôi lợn tạo thu nhập cho hơn 3,4 triệu hộ gia đình, tỷ trọng chiếm 26,9% trong tổng số 9,32 triệu hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã khiến cả nước phải tiêu hủy trên 5,9 triệu con lợn với tổng trọng lượng khoảng 341.000 tấn, chiếm 9% tổng trọng lượng đàn lợn cả nước.

Nhóm nghiên cứu của IPSARD đã xây dựng hai kịch bản mô phỏng dựa trên đàn nái. Kịch bản 1, nếu đàn lợn nái bị thiệt hại 10% và kịch bản 2 với đàn nái bị thiệt hại 20% thì DTLCP có tác động trực tiếp đến nguồn cung thịt lợn trong nước, có thể làm giảm từ 20% (kịch bản 1) đến 35% (kịch bản 2) trong tổng cung thịt lợn nội địa tính đến năm 2020...

Nếu không xảy ra dịch, dự báo sản lượng thịt lợn theo kịch bản cơ sở đến năm 2020 sẽ là 3,9 triệu tấn. Với kịch bản 1 xảy ra thì sản lượng thịt lợn sẽ giảm còn 3,15 triệu tấn và giảm xuống còn 2,55 triệu tấn nếu kịch bản 2 xảy ra.

Do đó, để phần nào bù đắp lượng thiếu hụt thịt lợn do sụt giảm nguồn cung nội địa gây ra thì nhập khẩu thịt lợn trong năm 2020 sẽ tăng mạnh. Ví dụ, nếu kịch bản 1 xảy ra, lượng thịt lợn nhập khẩu sẽ tăng lên mức 7,1 nghìn tấn và lên mức 8,9 nghìn tấn nếu kịch bản 2 xảy ra.

Sự thiếu hụt về nguồn cung, tăng giá của sản phẩm chính là các yếu tố gây suy giảm tiêu dùng thịt lợn trong nước. Tiêu dùng thịt lợn nội địa sẽ giảm 14,6% (kịch bản 1) giảm 25% (kịch bản 2). Nguyên nhân, hộ chăn nuôi quy mô lớn hơn có xu hướng mong muốn tái đàn sớm với quy mô tái đàn thấp trong khi hộ chăn nuôi nhỏ có xu hướng ngược lại.

Thịt lợn
Các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam, trong đó có thịt lợn sẽ bị áp lực cạnh tranh trên sân nhà. Ảnh: NNK

Áp lực cạnh tranh mạnh mẽ

Không chỉ gặp rủi ro từ dịch bệnh, ông Trần Công Thắng - Viện trưởng Viện IPSARD cũng cho biết, thời gian tới, khi tiếp tục thực hiện các cam kết giảm thuế quan thì các mặt hàng chăn nuôi sẽ có xu hướng nhập khẩu vào nước ta nhiều hơn, tạo ra áp lực cạnh tranh ngay với các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trên sân nhà.

Với EVFTA, thuế nhập khẩu thịt heo đông lạnh từ 22,5% sẽ về 0% sau 7 năm; thuế nhập khẩu heo tươi sống từ 37,5% sẽ về 0% sau 9 năm. Với CPTPP, thuế nhập khẩu thịt tươi hoặc ướp lạnh là 27%, xóa bỏ sau 10 năm; thuế nhập khẩu đối với thịt đông lạnh là 15%, xóa bỏ thuế sau 8 năm.

Từ thực tế này có thể thấy chăn nuôi nông hộ dường như đang vô cùng khó khăn khi tìm kiếm cơ hội trong ngành chăn nuôi.

Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức, ông Trần Công Thắng cho rằng, đây cũng là cơ hội để tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Vì vậy, các chính sách của Nhà nước cần ưu tiên hỗ trợ các các địa phương, các doanh nghiệp xây dựng các chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh; hỗ trợ hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chuyển đổi sản xuất sang ngành nghề khác; phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc ăn cỏ… đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học để đảm bảo nguồn cung thịt trong nước.

Đặc biệt, về hỗ trợ đền bù thiệt hại, cần ưu tiên phân bổ ngân sách phòng chống và hỗ trợ thiệt hại do bệnh DTLCP đối với những tỉnh xác định chăn nuôi lợn là sản phẩm chủ lực cấp tỉnh.

Về phía doanh nghiệp, cần nâng cao năng lực cạnh tranh; xây dựng chuỗi liên kết, hỗ trợ hình thành hợp tác xã và tăng liên kết với doanh nghiệp, kiểm soát chất lượng theo chuỗi, đầu tư vào hệ thống phân phối. Xây dựng chiến lược thị trường rõ ràng với thị trường trong nước; nghiên cứu, tìm kiếm thị trường ngách thích hợp với năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường EU để sẵn sàng tiếp cận thị trường này khi được cấp phép.

Ngoài ra, người chăn nuôi cũng cần chuyên nghiệp, liên kết thành tổ hợp tác, hợp tác xã, chủ động nắm bắt thông tin nhu cầu thị trường.../.

Khánh Linh

相关内容
推荐内容