发布时间:2025-01-12 19:41:42 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Thương mại tăng thêm 16 tỷ USD
Theấtkhẩusẽtăthứ hạng của branno số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch thương mại Việt Nam-EU đạt 21,83 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm tỷ trọng 10% tổng kim ngạch quốc gia. Kim ngạch XK sang EU đạt 16,53 tỷ USD, chiếm 21% tổng kim ngạch XK hàng hóa của cả nước trong khi kim ngạch NK hàng hóa từ EU đạt 5,3 tỷ USD, chiếm 6,5% tổng kim ngạch NK hàng hóa cả nước. Như vậy, 6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu hàng hóa sang EU.
Có thể thấy, Việt Nam luôn duy trì được trạng thái xuất siêu sang thị trường này. Vì sao lại như vậy?
Nguyên nhân là 2 thị trường có tính bổ sung chứ không cạnh tranh nhau. Các nhóm hàng XK chủ lực của Việt Nam sang EU là điện thoại, máy vi tính, các sản phẩm điện tử, giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, thuỷ sản… Trong khi đó, Việt Nam chủ yếu NK các sản phẩm công nghệ cao bao gồm máy móc thiết bị điện, xe cơ giới, và các sản phẩm dược phẩm, nguyên phụ liệu dệt may, da giày... từ thị trường EU. Đặc biệt, thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ còn tăng mạnh hơn khi Hiệp định thương mại Việt Nam-EU (EVFTA) chính thức đi vào thực hiện.
Ông Lê Triệu Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết, một nghiên cứu đánh giá rằng, EVFTA sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng thêm 0,5% GDP và XK tăng từ 4-6% mỗi năm. Như vậy, nếu chúng ta tiếp tục duy trì đà tăng trưởng XK sang EU như hiện nay thì tới năm 2020, XK của Việt Nam sang EU nhờ có FTA sẽ tăng thêm 16 tỷ USD.
Kỳ vọng của doanh nghiệp
Theo cam kết sơ bộ của EVFTA, Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế NK đối với 99% số dòng thuế, trong đó EU “ưu ái” hơn cho Việt Nam với 71% dòng thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực và số dòng thuế còn lại sẽ giảm dần trong 10 năm (con số này dành cho phía EU lần lượt là 65% và 7 năm). Nhiều mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, thủy sản... sẽ có cơ hội tăng kim ngạch XK khi được hưởng ưu đãi thuế.
Ông Trương Đình Hòe, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (Vasep) cho hay, hiện Việt Nam đang là quốc gia có số DN đủ điều kiện cấp phép XK vào châu Âu nhiều nhất, chỉ sau Trung Quốc, tức là hơn 400 cơ sở đã đủ điều kiện. Đây là điều kiện căn bản để Việt Nam thúc đẩy XK hàng thủy sản sang EU khi EVFTA có hiệu lực. “Việt Nam đang là nước XK lớn về tôm và cá tra, vì thế nhu cầu của thị trường EU tới đâu thì chúng ta sẽ đáp ứng đến đó”, ông Hòe nói.
Một mặt hàng khác có kim ngạch XK tương đối lớn sang thị trường EU đó là cà phê. Một đại diện của Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam cho biết, EU là thị trường XK lớn nhất của cà phê. Trong 6 tháng đầu năm 2015, lượng cà phê XK sang EU đạt hơn 342.000 tấn, chiếm 50% tổng lượng XK cà phê của cả nước. Đặc biệt, Đức là nước đứng đầu EU và cũng là nước NK cà phê lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý khi XK cà phê sang thị trường EU là thuế tương đối cao, thông thường, thuế NK đối với mặt hàng cà phê rang, cà phê bột, cà phê hòa tan bị áp thuế từ 8-10%. Vifoca cho rằng, đây là mức thuế khá cao, nếu cứ tiếp tục được giữ nguyên thì chiến lược đẩy mạnh XK các mặt hàng cà phê chế biến của DN Việt Nam sẽ rất khó thực hiện. Do vậy, Vifoca đang kỳ vọng khi EVFTA được ký kết và có hiệu lực, các dòng thuế này sẽ được cắt giảm.
Việt Nam có dư thời gian!
Về tổng thể, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội khi thực hiện cam kết trong Hiệp định này. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý cho các DN khi XK sang EU là vấn đề hàng rào kỹ thuật phi thuế quan bởi thị trường này có những tiêu chuẩn rất khắt khe. Khi đề cập đến vấn đề này, ông Jean Jacques Bouflet, Tham tán Công sứ, Trưởng Bộ phận Kinh tế và Thương mại Phái đoàn EU tại Việt Nam cho rằng, hàng rào kỹ thuật phi thuế quan là những tiêu chuẩn quốc tế, EU không thiết lập hàng rào đó. Đó là tiêu chuẩn kỹ thuật mà cả Việt Nam, EU và DN 2 bên đều phải tuân thủ. Tuy nhiên, “những quy định hàng rào kỹ thuật phi thuế quan trong Hiệp định đã được điều chỉnh giúp cho DN Việt Nam có thể thích nghi dần dần. Có thể xem yêu cầu này như là thách thức kỹ thuật nhưng khi vượt qua thì có ý nghĩa lớn bởi DN Việt Nam có thể tiếp cận thị trường thu nhập trung bình khoảng 24.000 USD/năm, với lượng người tiêu dùng 560 triệu dân”, ông Jean Jacques Bouflet nói.
Ở một khía cạnh khác, theo vị Tham tán Công sứ dù EU có “áp” một số hạn ngạch nhất định đối với một số mặt hàng của Việt Nam (như mặt hàng gạo quota là 10.000 tấn với gạo hương, 25.000 tấn đối với gạo xay xát, 30.000 tấn gạo sữa cho mỗi năm với thuế suất 0%) nhưng thời hạn EU dành cho Việt Nam dài hơn (10 năm). Vì thế, Việt Nam có dư thời gian để tận dụng tối đa lợi thế của việc được mở cửa thị trường. Việc Việt Nam cần làm hiện nay là nâng tầm các nhãn hiệu, nhãn hàng của mình, đồng thời đây cũng là thời điểm Việt Nam phải tính đến việc xuất những mặt hàng có giá trị cao hơn và thu lại lợi nhuận cao hơn. Dẫn chứng từ mặt hàng gạo, ông Jean Jacques Bouflet cho hay: “Nếu chúng ta mở cửa hoàn toàn thì chủ yếu là cho các mặt hàng gạo rẻ tiền nhưng nếu mở cửa có hạn ngạch thì chắc chắn đó là mặt hàng gạo có chất lượng của Việt Nam”.
Nhấn mạnh đến việc Việt Nam luôn thặng dư trong thương mại với EU, ông Jean Jacques Bouflet nói: “Tin chắc khi FTA triển khai sẽ có lợi cho hàng hóa Việt Nam bởi hiện hàng Việt Nam đã cạnh tranh rồi. Khi có FTA, xu hướng này cũng không thay đổi và mang lại cơ hội cho 2 bên đều thắng. Không phải quá lo ngại cục diện XNK Việt Nam-EU!”.
相关文章
随便看看