【kqbd augsburg】Ứng dụng CNTT ngành Tài chính:Tập trung cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Đáp ứng yêu cầu quản lý
Tổng hợp kết quả giai đoạn 2005-2010,ỨngdụngCNTTngànhTàichínhTậptrungcungcấpdịchvụcôngtrựctuyếkqbd augsburg có thể nhận thấy, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ngành Tài chính đã từng bước hoạch định và đáp ứng những yêu cầu cơ bản của công tác quản lý. Hệ thống ứng dụng CNTT toàn ngành đã đảm bảo sự kết nối và trao đổi thông tin đa dạng, đa chiều; hỗ trợ đắc lực công tác tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động nghiệp vụ; giảm thiểu thủ tục hành chính; đảm bảo phục vụ công tác chuyên môn, thông tin chính xác, an toàn, kịp thời...
Ông Trần Nguyên Vũ - Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính cho biết: Đến nay toàn bộ các quy trình nghiệp vụ cơ bản của ngành đều được tin học hoá, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu quản lý. Việc triển khai ứng dụng CNTT đáp ứng 60-70% yêu cầu nghiệp vụ; thường xuyên cung cấp các thông tin, diễn đàn trao đổi góp ý qua các trang tin điện tử; dịch vụ công phục vụ người dân, DN được đẩy mạnh, hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện chương trình cải cách hành chính tiến tới xây dựng “Bộ Tài chính điện tử”.
Công tác xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đã được chú trọng đầu tư theo các đề án, dự án, từ đó hình thành hạ tầng truyền thông thống nhất toàn ngành từ Trung ương đến cấp huyện; hình thành các trung tâm dữ liệu hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng các yêu cầu xử lý giao dịch, dữ liệu tập trung; an ninh an toàn dữ liệu được đầu tư trang bị các hệ thống tường lửa, chống virus và hạ tầng chứng thực chữ ký số, bước đầu đảm bảo an toàn phục vụ hoạt động tác nghiệp hàng ngày của các đơn vị trên phạm vi cả nước.
Công tác thống kê tài chính (bao gồm cả thống kê hải quan, chứng khoán, dự trữ…) đang từng bước phát triển theo kế hoạch dài hạn. Các sản phẩm của thống kê tài chính hàng năm được đổi mới và đáp ứng yêu cầu khai thác hoạch định chính sách, phân tích dự báo cũng như các nhu cầu nghiên cứu phân tích khác, phục vụ yêu cầu quản lý tài chính, ngân sách nhà nước trên phạm vi cả nước cũng như ở từng cấp, từng lĩnh vực.
Hệ thống cơ sở dữ liệu tài chính, hải quan được xác định là 2 trong 7 cơ sở dữ liệu quốc gia được cập nhật thường xuyên, với khối lượng dữ liệu lớn. Các thông tin dữ liệu được cập nhật và sao lưu đáp ứng các yêu cầu khai thác, nhất là phục vụ các nhu cầu phân tích hoạch định chính sách tài chính, XNK.
Chuẩn hóa thủ tục hành chính
Giai đoạn 2011-2015 là thời gian Bộ Tài chính tập trung vào mục tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và DN trên cơ sở chuẩn hóa thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính, đặc biệt là áp dụng nhiều hình thức hỗ trợ dịch vụ qua các thiết bị công nghệ tích hợp (điện thoại thông minh, công nghệ nghe nhìn, đa phương tiện).
Không những thế, Bộ Tài chính đang triển khai theo hướng giảm dần các ứng dụng phân tán sang mô hình xử lý tập trung; ứng dụng liên kết nhiều nghiệp vụ trong phạm vi cấp tổng cục, cấp bộ, ngành và liên kết đa ngành... Về mặt ứng dụng CNTT phục vụ tác nghiệp, giai đoạn này mang ý nghĩa chuẩn bị nền tảng cho việc triển khai các hệ thống lớn, hợp nhất toàn Ngành để sẵn sàng cho việc mở rộng dự án Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS), triển khai mới Hệ thống thông tin thuế hợp nhất (ITAIS), Hệ thống thông quan tự động (VNACCS), Hệ thống thông tin chứng khoán hợp nhất...
Theo định hướng của Bộ Tài chính, về cơ bản, đến năm 2020, toàn Ngành sẽ hoàn thành xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin lớn; hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính và các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành; thiết lập hệ thống thông tin quản lý (MIS), tăng cường khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin và phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.
Đặc biệt, Bộ Tài chính đặt mục tiêu tự động hóa ít nhất 90% khối lượng công việc trong tất cả các chức năng quản lý thuế đối với cơ quan Thuế; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên cho hầu hết các giao dịch với người dân, DN, đơn vị có quan hệ với ngân sách, đặc biệt trong lĩnh vực thuế và hải quan.
Hồng Vân