【bdkq anha】EU và Anh ca ngợi thỏa thuận lịch sử hậu Brexit
Trưởng đoàn đàm phán EU,àAnhcangợithỏathuậnlịchsửhậbdkq anha Michel Barnier - người trực tiếp đàm phán với phía Anh trong suốt hơn 3 năm qua hai thỏa thuận quan trọng bậc nhất trong lịch sử hiện đại của mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Anh, thừa nhận, việc đạt được thỏa thuận hậu Brexit vào thời điểm cuối cùng trong năm, khi chỉ còn 1 tuần nữa là giai đoạn quá độ Brexit chấm dứt, là một sự giải thoát lớn.
Theo ông Michel Barnier, thỏa thuận hậu Brexit này là một cột mốc đánh dấu hơn 4 năm nỗ lực của EU trong việc duy trì được sự đoàn kết và hòa bình trên đảo Ireland, trong việc bảo vệ công dân và thị trường châu Âu cũng như trong việc xây dựng một mối quan hệ mới với Vương quốc Anh.
Anh và EU trải qua 10 tháng đàm phán vô cùng căng thẳng
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen thì nhận định, thỏa thuận vừa đạt được với Vương quốc Anh tạo ra một nền tảng vững chắc cho quan hệ lâu dài giữa hai bên bởi đến thời điểm hiện tại, đây là thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử của cả EU và Anh, duy trì một mối quan hệ thương mại trị giá tới 700 tỷ euro mỗi năm.
Bà Ursula von der Leyen cho biết: “Cuối cùng thì chúng tôi cũng đã đạt được thỏa thuận. Đó là một con đường dài gian khó nhưng chúng tôi đã có một thỏa thuận tốt. Đây là một thỏa thuận công bằng, cân bằng và là điều đúng đắn và có trách nhiệm mà hai bên phải làm.
Các cuộc đàm phán đã vô cùng khó khăn, liên quan đến quyền lợi của rất nhiều nước vì thế đây thực sự là một thỏa thuận mà chúng tôi phải chiến đấu đến cùng. Nó sẽ bảo vệ được lợi ích của châu Âu và tôi tin, cũng sẽ nằm trong lợi ích của Vương quốc Anh”.
Hiện tại, chi tiết của bản thỏa thuận 1.500 trang này chưa được công bố nhưng theo các nguồn tin, sau cuộc đàm phán cuối cùng xuyên đêm ngày 23/12 và sáng ngày 24/12, hai bên đã giải quyết được vướng mắc cuối cùng liên quan đến lĩnh vực nghề cá, theo đó, phía Anh chấp nhận việc EU chỉ giảm bớt 25% sản lượng đánh bắt cá hàng năm, trong một giai đoạn kéo dài 5 năm rưỡi, trước khi hai bên xây dựng một thỏa thuận mới.
Dù đây được xem là một sự nhượng bộ lớn từ phía Anh nhưng phát biểu trong buổi họp báo công bố thỏa thuận, Thủ tướng Anh Boris Johnson vẫn cho rằng, thỏa thuận này vẫn là một cột mốc lịch sử vì lần đầu tiên kể từ năm 1973, nước Anh lấy lại toàn bộ quyền kiểm soát vùng biển của mình.
Ông Boris Johnson cũng tự tin nhận định, toàn bộ lời hứa với cử tri Anh trong cuộc trưng cầu ý dân về Brexit năm 2016 đã được bảo đảm thực hiện nhờ thỏa thuận này, khi nước Anh lấy lại được chủ quyền, không còn chịu sự chi phối của EU, đồng thời toàn quyền kiểm soát biên giới.
Dù nhiều lần công khai chỉ trích quan điểm cứng rắn của phía châu Âu trong suốt thời gian đàm phán gần 10 tháng qua, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng gửi đi thông điệp đoàn kết với EU và khẳng định, nước Anh vẫn sẽ gắn kết chặt chẽ với châu Âu.
Ông Boris Johnson cho biết: “Với những người bạn châu Âu, tôi nghĩ rằng thỏa thuận này đồng nghĩa với một sự ổn định và một sự chắc chắn mới trong mối quan hệ đôi khi vẫn còn chia rẽ và khó khăn giữa Anh và châu Âu. Nước Anh sẽ là bạn, là đồng minh, là người ủng hộ và trên hết, là thị trường số 1 của Liên minh châu Âu”.
Theo kế hoạch, Nghị viện Anh sẽ họp trong tuần tới để thông qua thỏa thuận vừa đạt được với EU. Phát biểu trong tối 24/12, lãnh đạo Công đảng đối lập Keir Starmer cho biết đảng của ông sẽ ủng hộ thỏa thuận này nên gần như chắc chắn Nghị viện Anh sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc phê chuẩn.
Về phía châu Âu, do Nghị viện châu Âu không kịp họp để phê chuẩn trước ngày 31/12 nên hai phía Anh và EU có thể sẽ phải bàn về một cơ chế áp dụng tạm thời thỏa thuận này từ ngày 1/1/2021.
Chính phủ các nước EU đều lên tiếng hoan nghênh thỏa thuận và cho biết sẽ bắt đầu nghiên cứu kỹ hơn 1500 trang thỏa thuận ngay từ đầu tuần sau./.
TheoVOV