Ông Dương Thành Trung,ướngngườinuitmvohợbảng xếp hạng bóng hà lan Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, gần đây mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở địa phương phát triển nhanh cho sản lượng lớn.
Tuy nhiên, tập quán canh tác theo hộ gia đình, nhỏ lẻ, thiếu liên kết trong sản xuất nên chưa làm chủ được thị trường.
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Bạc Liêu.
Nhằm đưa Bạc Liêu trở thành thủ phủ tôm của cả nước, con tôm Việt Nam có thương hiệu trên thị trường quốc tế theo chủ trương của Chính phủ, tỉnh khuyến khích, hướng người nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao, hợp tác, liên kết trong sản xuất, nhất là vào các tổ hợp tác xã, tổ sản xuất.
Thực hiện hóa điều đó, tỉnh Bạc Liêu đã thành lập Hợp tác xã công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình. Hợp tác xã công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu có 21 xã viên, với tổng số vốn đóng góp là 450 triệu đồng.
Hợp tác xã sẽ cung ứng các dịch vụ đầu vào, như: hỗ trợ kỹ thuật, kiểm tra các chỉ số nước trong ao nuôi, cung ứng tôm giống; cung ứng thức ăn, thuốc thú ý thủy sản; cung ứng vật tư, trang thiết bị, dụng cụ nuôi tôm; tiêu thụ tôm thương phẩm cho thành viên.
Ngoài ra, Hợp tác xã còn tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong hợp tác xã có tay nghề, kỹ thuật, tài chính và khả năng quản lý, hợp tác tương trợ lẫn nhau trong nuôi tôm công nghệ cao nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động trong hợp tác xã.
Hợp tác xã dự kiến tổng doanh thu trong 3 năm từ năm 2018- 2020 là hơn 5,5 tỷ đồng. Hợp tác xã công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu được thành lập dựa trên nền tảng của các hộ sản xuất tôm công nghệ cao riêng lẻ hợp nhất lại.
Đây là những người sản xuất có nhiều năm kinh nghiệm. Tổng diện tích đất nuôi tôm của 21 thành viên là gần 120 ha, diện tích ao nuôi là gần 10 ha, tổng vốn đã đầu tư vào là khoảng 25 tỷ đồng.
Theo ông Dương Thành Trung, vai trò của hợp tác xã phải là đơn vị gương mẫu, tiên phong đi đầu và trở thành ông lớn trong ngành tôm, với diện tích hơn 100 ha sẽ cho sản lượng khá lớn và cần phải tiếp tục mở rộng thành viên, diện tích. Đồng thời, hợp tác xã phải xây dựng cho được website để giới thiệu tôm, bán tôm.
Về lâu dài, tỉnh sẽ xây dựng thành chủ trương lớn là củng cố, kiện toàn các hợp tác xã trong toàn tỉnh, nhất là hợp tác xã nông nghiệp và xem mô hình hợp tác xã công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu là hình mẫu để nhân rộng.
Toàn tỉnh hiện có 6 công ty và 155 hộ nuôi tôm theo mô hình ứng dụng công nghệ cao, với diện tích hơn 1.380 ha. Tỷ lệ nuôi thành công của mô hình sản xuất này chiếm khoảng 85 – 90 %, năng suất trung bình 25 tấn/ha/năm, lợi nhuận đạt hơn 50% so với tổng chi phí đầu tư.
Để góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến năm 2020 đạt 750 triệu USD và tỷ 1 USD năm 2025, tỉnh đang tập trung xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch, đến năm 2020 có từ 4 vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao trở lên; trong đó có 3 vùng nuôi trồng thủy sản và 1 vùng sản xuất giống thủy sản.
Đến năm 2025 tỉnh có từ 10 vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao trở lên; trong đó có từ 9 vùng nuôi trồng thủy sản và 1 vùng sản xuất giống thủy sản, với quy mô đạt 2.070 ha. Nhưng tất cả sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, nhằm bảo vệ quyền lợi người sản xuất cũng như nâng cao giá trị, thị trường tôm Việt trên toàn cầu.
Theo Huỳnh Sử (TTXVN)