欢迎来到Empire777

Empire777

【suwon fc vs】Suy nghĩ về 2 từ “bác sĩ”

时间:2025-01-26 17:13:02 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)

Việt Nam cũng như mọi dân tộc trên thế giới,bsuwon fc vs đều cần thầy thuốc. Ở Việt Nam, từ xa xưa ông cha ta đã gọi người trị bệnh cứu người là “thầy lang” hay “thầy thuốc”. Để tỏ rõ sự cần thiết của người trị bệnh cứu người, người xưa có câu: “Trong làng có mỏ vàng không bằng có ông lang thầy thuốc”. Vậy danh từ “bác sĩ” có từ bao giờ? Và chúng ta cần hiểu thế nào về từ này cho đúng? Dù không đủ khả năng để cung cấp cho bạn đọc rằng ai đã sáng tạo ra danh từ “bác sĩ” và từ khi nào, nhưng trong bài viết này, tác giả bằng những trải nghiệm thực tế và một chút kiến thức về xã hội học xin được trao đổi về 2 từ “bác sĩ’’.

Có thể hiểu một cách khái quát: Bác sĩ là danh từ chung để chỉ người có khả năng khám bệnh, chẩn đoán và đưa ra các biện pháp điều trị cho người bệnh, tiếng Anh hay tiếng Pháp đều gọi là doctor hay docteur. Từ doctor được sử dụng mang nghĩa “tiến sĩ”, “bác học”, “bác sĩ”. Vậy với người Việt Nam, từ “bác sĩ” nên được hiểu thế nào cho đúng với ý nghĩa nhân văn cao cả của nó?

Các y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh thực hiện một ca phẫu thuật - Ảnh: Tuyết Ly

Có thể từ “sĩ” ở đây không phải chỉ ám chỉ một “người”, một “đấng” theo cách thông thường. Khi ghép lại, 2 từ đơn mang ý nghĩa khác nhau này lại bổ sung cho nhau, tạo nên ý nghĩa sâu sắc của một từ hoàn thiện để chỉ một người với kiến thức và cả trái tim mình vì người bệnh. “Bác” ở đây cũng có thể hiểu là bác học, người có kiến thức uyên thâm. Người bác sĩ khi đứng trước bệnh nhân, đặc biệt trong tình huống cấp cứu phải xử lý rất nhanh và chính xác mới có cơ may cứu được người bệnh. Để làm được điều đó, sự tích lũy kiến thức là hết sức quan trọng và hành động của người bác sĩ phải thật nhuần nhuyễn.

Không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới, không một nghề nào có thời gian đào tạo dài và tỷ lệ thực hành cao như trong đào tạo bác sĩ. Sự tu luyện này đòi hỏi liên tục trong cả sự nghiệp và rất nghiêm túc của người thầy thuốc. Sự uyên thâm khổ luyện để không ngừng tích lũy kiến thức và phát triển là điều kiện bắt buộc và là mục đích cao nhất của người thầy thuốc. Thế nhưng vẫn chưa đủ! Người thầy thuốc còn phải có tâm hồn nhạy cảm, dễ đồng cảm, bao dung, yêu thương đồng loại. Trong giới nghệ sĩ, khi vào những vai diễn, tâm hồn nghệ sĩ sẽ hòa vào nhân vật, khóc tiếng khóc của nhân vật, cười tiếng cười của nhân vật, nhưng sự “hóa thân” của người nghệ sĩ cũng chỉ dừng ở đó, nỗi đau của nhân vật vẫn còn mãi theo thời gian. Còn đối với người thầy thuốc, sau sự đồng cảm, “hóa thân” là hành động cứu nhân vật, làm thay đổi số phận của nhân vật. Có lẽ vì ý nghĩa nhân văn lớn lao ấy mà người dịch đã lấy 2 từ gốc của 2 phần kiến thức và sự đồng cảm sâu sắc để tạo nên cụm từ “bác sĩ”. Thật sâu sắc và ý nghĩa biết bao!

 Ở một số nước, quy trình đào tạo bác sĩ có 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu, sinh viên muốn trở thành bác sĩ sẽ được học về sinh học. Trong thời gian đó, sinh viên phải đi thực tế ở bệnh viện, nhà dưỡng lão - trẻ mồ côi và tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện khác. Sau các đợt đi thực tế như vậy, mỗi sinh viên đều được nhận xét khách quan về tinh thần và tâm huyết của người đó. Hết thời gian sẽ được thi kiến thức và phỏng vấn về chữ “sĩ”. Ai có đủ kiến thức và tư chất về chữ “sĩ” mới tiếp tục được đào tạo để trở thành bác sĩ; nếu không đáp ứng thì chỉ được học các ngành có liên quan đến sinh học mà thôi.

Có lẽ một trong những nghề vất vả nhất là nghề y. Với người bác sĩ thì sự vất vả thể hiện ở 2 góc độ lớn. Đó là một nghề mà quá trình làm việc không được phép dừng lại nghỉ ngơi. Người kỹ sư đang chữa máy, nếu mệt quá, khó quá có thể dừng lại nghỉ ngơi vài phút, vài giờ hoặc vài ngày; hơn nữa là có thể tham khảo tài liệu cũng như học hỏi người khác. Nhưng bác sĩ trong lúc cấp cứu bệnh nặng không thể dừng lại nghỉ ngơi. Sự dừng lại nghỉ ngơi của bác sĩ đồng nghĩa với cái chết của người bệnh. Vất vả là thế, hy sinh là thế, nhất là ở Việt Nam hiện nay phần lớn bác sĩ không đủ tài chính bằng nghề tại nơi làm việc của mình. Chỉ một số bác sĩ có phòng khám tư ngoài giờ, còn lại cũng phải làm thêm ở các hình thức chăm sóc y tế khác... Sự vất vả ngoài giờ của bác sĩ cũng là để cứu người và để nuôi dưỡng khát vọng cứu người ở nơi làm việc chính của mình. Vất vả thứ hai, bác sĩ và những người làm trong ngành y phải luôn học tập, cập nhật, bổ sung kiến thức trong suốt sự nghiệp của mình. Nếu dừng lại có nghĩa đã lạc hậu, là những biện pháp chẩn đoán và điều trị của mình bị hạn chế, thậm chí có hại.

“Nhất thế y, tam thế suy” - câu răn này thường được ghi ở trang đầu trong các sách làm thuốc của cha ông ta. Câu nói ấy vừa tôn vinh một nghề cao đẹp vừa cảnh báo một sự thật sâu xa. Đằng sau ánh hào quang ấy, nếu không biết giữ gìn thì hậu quả thật khôn lường với chính mình và người thân mình. Ông cha ta lại có câu “Cứu một người phúc đẳng hà sa”. Trong cuộc đời người bác sĩ, không thể tránh những sai lầm nhưng chúng ta luôn có cơ hội để chuộc lại những sai lầm ấy. Nếu chỉ chậm một chút là có thể con mất cha mẹ, cháu mất ông mất bà, cha mẹ mất con... Nhưng chỉ nhanh một chút, bác sĩ có thể cứu được một người bệnh. Một nghề như vậy xã hội không kính trọng sao được!

Nhân Ngày thầy thuốc Việt Nam (27-2), suy nghĩ về 2 từ “bác sĩ”, vừa tự hào vừa nhận thấy mình còn có lỗi với đồng loại! Nhìn lại bản thân, chúng ta nhận thấy dường như tất cả những gì mà từ nghề nghiệp chúng ta có được đều ở nơi người bệnh. Và thầm biết ơn những bệnh nhân đã chịu biết bao đau đớn do bệnh tật đã cho chúng ta những kinh nghiệm về nghề từ chính sự đau đớn ấy. Và Ngày thầy thuốc lại nhắc nhở chúng ta nhiều, rất nhiều!

TS, BS CKII Phạm Hữu Văn

(Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhịp tim TP. Hồ Chí Minh)

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: