游客发表
发帖时间:2025-01-12 12:14:45
Nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu để thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp FDI. Ảnh: TL minh họa |
Chia sẻ về thực trạng mối liên kết giữa doanh nghiệp (DN) Việt Nam với DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tọa đàm “Liên kết DN Việt Nam và DN FDI để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu”, ngày 5/12, TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), cho biết: Mức độ liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp Việt khá yếu.
Theo các số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2021, Việt Nam mới chỉ có khoảng hơn 300 DN thuần Việt là nhà cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. DN Việt Nam vẫn chưa tham gia được vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các DN đầu chuỗi và DN FDI.
Sự liên kết giữa các khu vực DN tại Việt Nam còn yếu và rời rạc, liên kết chủ yếu là loại liên kết theo chuỗi sản xuất và cung ứng (liên kết dọc), liên kết theo hướng R&D (nghiên cứu và phát triển) để tạo ra những công nghệ và giải pháp mới, sản phẩm mới có chất lượng cao để đủ sức cạnh tranh còn chưa cao.
Doanh nghiệp nội chưa đủ điều kiện cung cấp cho doanh nghiệp FDI Nghiên cứu của VEPR cho thấy, nhiều DN trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu để thành nhà cung cấp cho các DN FDI nên khó khăn trong việc tham gia liên kết. Sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu chủ yếu phụ thuộc vào lợi thế so sánh tĩnh (lao động giản đơn, nguyên liệu thô, sơ chế, ..) dẫn đến hàng hóa của nước nhà được xuất khẩu dưới dạng thô, giá trị gia tăng thấp nên lợi ích thu được còn thấp. |
Phân tích rõ hơn về liên kết giữa DN FDI và DN Việt Nam, TS. Trần Thị Mai Thành (Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, cho tới thời điểm hiện tại, khả năng tham gia chuỗi cung ứng đầu vào cho DN FDI của các DN nội địa Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là cung ứng cho các tập đoàn lớn. Trong khi 90% DN FDI tại các nước Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan sử dụng nguồn đầu vào trong nước thì tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 60%.
Sau nhiều năm đẩy mạnh thu hút FDI, Việt Nam chủ yếu hình thành mối liên kết với một số DN FDI bằng hình thức liên kết dọc, bao gồm liên kết ngược và liên kết xuôi. Việt Nam chủ yếu tham gia vào những mắt xích có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu, đa phần thâm dụng lao động và yêu cầu kỹ thuật thấp. Nhiều DN trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu để thành nhà cung cấp cho các DN FDI nên khó khăn trong việc tham gia liên kết.
Về liên kết ngược, Việt Nam chưa tham gia được vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các DN đầu chuỗi và DN FDI. Các DN FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao thường có xu hướng nhập hàng hóa đầu vào từ nước xuất xứ của mình hơn là các DN FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thấp và có xu hướng sử dụng nhà cung cấp tư nhân trong nước ít hơn.
Ví dụ như các DN Nhật Bản - một trong các nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam, mua sắm khoảng 32,6% dịch vụ và sản phẩm đầu vào từ nhà cung cấp địa phương. Con số này thấp hơn nhiều so với các DN FDI của Nhật tại các nước láng giềng như Trung Quốc (67,8%), Thái Lan (57,1%), Indonesia (40,5%).
Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến
Theo nhóm chuyên gia của VEPR, nhìn chung, các chính sách thúc đẩy liên kết DN Việt với DN FDI của Việt Nam thời gian qua đã cho thấy nhiều cố gắng của Chính phủ trong việc tìm hiểu và tháo gỡ khó khăn cho các DN này, tuy nhiên, cần phải làm nhiều hơn nữa.
Chia sẻ về các gợi ý chính sách cho việc thúc đẩy mối liên kết giữa các DN Việt với DN FDI, TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng, cần chú ý tới bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh, tự chủ và năng suất lao động cho các DN trong nước; đồng thời, nhấn mạnh việc thiết lập liên kết vùng. Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, tạo ra sự kết nối giữa các vùng đang trở thành một biện pháp tối quan trọng để thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Công nhân vận hành hệ thống máy công nghệ của Đức tại Nhà máy Nước mặt sông Đuống. Ảnh: TL |
Tiếp đó là đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến. Trong đó, Chính phủ cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư, chuyển giao công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Về phía DN Việt, cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội chuyển giao công nghệ từ các DN FDI, bao gồm các thỏa thuận mua bản quyền, phát minh hoặc thương quyền…
Một gợi ý nữa là tập trung hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, kết nối DN trong nước với các DN ở nước ngoài. Đồng thời, cần tập trung hoàn thiện các chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ theo các chuỗi liên kết gắn với chuỗi giá trị toàn cầu…
Xung quanh giải pháp tăng cường mối liên kết giữa DN trong nước với DN FDI, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhấn mạnh tới sự liên kết giữa các DN, các trường đại học Việt Nam với các DN FDI.
Liên quan đến những cơ hội mới, sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất mới gắn với sự hấp dẫn từ các nhà đầu tư FDI trong việc phát triển công nghiệp bán dẫn và sản xuất chip, ông khẳng định: “Việt Nam muốn “cất cánh” thì cần xem nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học công nghệ là “chiếc đũa thần” để tạo động lực phát triển trong thời gian tới”./.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接