当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả uefa europa】Doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

xuat khau

Các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc cần phải xác minh thực lực và uy tín của doanh nghiệp đối tác.

Các chuyên gia đã khuyến cáo như vậy tại Hội thảo Thông tin thị trường,ệpcầnlưuýkhixuấtkhẩuvàothịtrườngTrungQuốkết quả uefa europa chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tổ chức ngày 24/12.

Phát biểu tại hội thảo, bà Doãn Thị Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong thời gian qua, quan hệ kinh tế thương mại hai nước tiếp tục tăng trưởng ổn định với kim ngạch thương mại hai chiều trong 5 năm gần đây tăng trung bình hơn 20%/năm.

Tính đến hết tháng 11/2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 97,25 tỷ USD, tăng 16,07% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 37,66 tỷ USD, tăng 21,7%; nhập khẩu 59,59 tỷ USD, tăng 12,7%; nhập siêu 21,9 tỷ USD, tăng 0,1%.

"Điểm đáng lưu ý là, những năm gần đây do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ nên khoảng cách nhập siêu của nước ta với Trung Quốc đã giảm đáng kể, từ con số thâm hụt thương mại hơn 28 tỷ USD năm 2016 xuống còn 22,765 tỷ USD trong năm 2017", ông Nguyễn Hữu Quân, Phó Trưởng phòng Đông Bắc Á, Nam Thái Bình Dương, Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công thương) nhấn mạnh.

Cũng theo đánh giá của các chuyên gia, dư địa để phát triển xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc còn rất nhiều và dự báo xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Trong đó, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tiềm năng của các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản và rau quả.

"Hiện nay, nước ta đang đàm phán thêm các sản phẩm như na, chanh leo, bưởi, măng cụt và quả roi. Quảng Tây và Vân Nam dự kiến vẫn là các địa phương nhập khẩu chủ yếu các loại hoa quả nhiệt đới của Việt Nam trong thời gian tới", ông Đào Việt Anh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc cho biết.

Tuy nhiên, bên cạnh đó có không ít khó khăn cần sự nỗ lực vươn lên mạnh mẽ của doanh nghiệp nước ta. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng lực cạnh tranh… thì khi xuất khẩu sang Trung Quốc, doanh nghiệp phải đảm bảo nhiều yếu tố quan trọng khác như đăng ký thương hiệu sản phẩm với cơ quan chức năng của Trung Quốc; phải tìm kiếm các đối tác phù hợp và có uy tín tại Trung Quốc...

Theo ông Đào Việt Anh, doanh nghiệp Việt Nam cần xác minh thực lực và uy tín của doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là các đối tác được tìm kiếm qua hình thức internet. Mặt khác, doanh nghiệp phải luôn cập nhật các thông tin thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, các quy định về chất lượng sản phẩm và thị hiếu tiêu dùng của các địa phương của Trung Quốc.

"Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực và nhận thức trong việc nắm bắt các quy định kỹ thuật và yêu cầu về SPS của thị trường Trung Quốc. Đồng thời, thay đổi cách tiếp cận an toàn thực phẩm từ việc kiểm tra an toàn sản phẩm cuối cùng sang giám sát các công đoạn trong toàn bộ chuỗi sản xuất", Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc khuyến cáo doanh nghiệp./.

Tố Uyên

分享到: