Với vụ việc vừa phát hiện,êmmộtvụsửdụngtrạmBTSgiảpháttántinnhắnlừađảobịbắtgiữxửlýnhan dinh city ngay trong đầu tháng 3/2024, khi chỉ mới triển khai hoạt động sai phạm, đối tượng L.T.T (sinh năm 1997, quê ở Bình Dương và thường trú tại TP.HCM) - người trực tiếp sử dụng trạm BTS giả để phát tán tin nhắn lừa đảo, đã bị cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ.
Thiết bị BTS giả và các tang vật khác trong vụ việc. Ảnh: CTV |
Đối tượng L.T.T thú nhận, sau khi tiếp nhận trạm BTS giả do người khác gửi từ nước ngoài về, đối tượng này đã trực tiếp vận hành thiết bị để giả mạo các nhà mạng di động phát tán tin nhắn SMS trên địa bàn TP.HCM nhằm lừa đảo người dân.
Đáng chú ý, đối tượng này đã sử dụng nhiều thủ đoạn nhằm che giấu hành vi sai phạm như: sử dụng thiết bị kích thước nhỏ giấu kín trong ba lô, đặc biệt là dùng phương tiện xe máy để thuận tiện di chuyển qua các tuyến đường có đông dân cư vào các khung giờ cao điểm...
Đây là lần thứ hai cơ quan chức năng phát hiện đối tượng vi phạm sử dụng phương tiện là xe máy để vận chuyển trạm BTS giả đi phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo trên địa bàn, thay vì phổ biến là dùng ô tô như giai đoạn trước. Thay đổi này được cơ quan chức năng phát hiện hồi cuối năm 2023 cũng trên địa bàn TP.HCM.
Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, trong năm 2023, đơn vị đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an kịp thời phát hiện 19 vụ việc các đối tượng sử dụng trạm BTS giả để phát tán tin nhắn rác, lừa đảo trên phạm vi cả nước, để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. |