当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【kết quả vđqg pháp】Mô hình quản lý vốn nhà nước tại DN: Lựa chọn phương án nào?

tien

Để quản lý vốn nhà nước hiệu quả,ôhìnhquảnlývốnnhànướctạiDNLựachọnphươngánnàkết quả vđqg pháp cần thành lập một tổ chức kinh doanh đúng nghĩa.

>> Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Cần chuyên nghiệp hóa bộ máy quản lý

>> Không nên hành chính hóa cơ quan quản lý vốn nhà nước

>> Mô hình DN làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước: Những điểm mạnh cần ghi nhận

>> Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại DN: Nên là mô hình doanh nghiệp - quỹ đầu tư

Mô hình thứ nhất là thành lập mới một Ủy ban thuộc Chính phủ với 2 phương án. Một là thành lập trên cơ sở điều chuyển cán bộ từ các bộ, ngành liên quan và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Hai là nâng cấp SCIC thành Ủy ban. Mô hình thứ hai cơ quan chuyên trách là doanh nghiệp trên cơ sở nâng cấp SCIC.

Cả hai mô hình đều có những thế mạnh riêng nhưng việc lựa chọn mô hình nào để đảm bảo yêu cầu tách bạch chức năng quản lý và kinh doanh, đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của DN, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả kinh doanh của DN… vẫn là vấn đề thu hút nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý.

* TS Nguyễn Viết Lợi – Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính:

Mô hình doanh nghiệp là xu thế chung của thế giới

anh loi

TS Nguyễn Viết Lợi

Khi xem xét lựa chọn mô hình quản lý DNNN, mục tiêu hàng đầu phải là phân tách giữa “chính và doanh”, tức là phân tách quản lý hành chính nhà nước và quản lý DN, phân tách giữa chính trị và kinh doanh, nhất là đối với các DNNN hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của gần 40 quốc gia trên thế giới về mô hình thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nước, mô hình tập trung trong quản lý vốn nhà nước tại DN là xu thế chung đang được đa phần các nước trên thế giới áp dụng. Trong các mô hình tập trung thì mô hình công ty là có nhiều ưu thế và đang được nhiều nước áp dụng thành công, một số nước cũng đang từng bước chuyển đổi sang mô hình này (như Trung Quốc).

Tuy nhiên, cần hiểu “tập trung” ở mức độ tương đối. Đa phần các nước áp dụng mô hình này đều có các DNNN đặc thù khác nhau thuộc các Bộ, cơ quan, thực hiện quản lý và làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Việc áp dụng linh hoạt các mô hình có thể được thực hiện tuy nhiên phải đảm bảo tính độc lập của các mô hình.

Thực tế, hiệu quả quản lý của một mô hình phụ thuộc rất lớn vào quy mô của khu vực DNNN trong nền kinh tế, tính phức tạp của các loại hình, lĩnh vực hoạt động của DN. Do đó việc thu hẹp về số lượng, tỷ trọng DNNN trong nền kinh tế cũng như việc thực hiện triệt để quá trình phân loại, phân tách lĩnh vực kinh doanh (công ích và vì lợi nhuận) của các DNNN là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, việc tập trung sức mạnh các DNNN lớn và quan trọng trong các lĩnh vực, ngành then chốt vào một tổ chức cũng có thể làm tăng sự rủi ro, phát sinh những vấn đề về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị, đặc biệt trong môi trường quản lý yếu kém.

Theo tôi, để mô hình quản lý theo hình thức DN có thể đạt được hiệu quả mong đợi cần nâng cao năng lực ở cả 3 khâu là quản lý vốn từ phía chủ sở hữu, tạo môi trường nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN và giám sát hiệu quả sử dụng vốn. Tránh việc chỉ chú trọng vào 1 - 2 khâu đều làm hiệu lực quản lý không đạt yêu cầu. Ngoài ra, mô hình này cũng cần tạo thuận lợi cho việc áp dụng các thông lệ tốt trong quản trị DN. Thực hiện công khai minh bạch đối với việc sử dụng vốn nhà nước và công tác quản lý của các khâu trong mô hình quản lý.

* Ông vũ tiến lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:

Tập đoàn tài chính là mô hình phù hợp

anh loc

Ông Vũ Tiến Lộc

Tôi rất mừng là chúng ta đã có phương án về việc này. Tuy nhiên, tôi khá băn khoăn với phương án thành lập một ủy ban chuyên trách quản lý DNNN. Bởi ủy ban hay cơ quan thì cũng là đơn vị quản lý hành chính, nên quản lý vốn và tài sản nhà nước là khó phù hợp.

Theo tôi, không nên tập trung quyền lực tài chính và quyền lực quản lý vốn vào một cơ quan. Chúng ta muốn bỏ đi bộ chủ quản, không giao quyền quản lý vốn mà thành lập một cơ quan thì vừa có quyền lực hành chính, vừa có quyền lực về vốn là không thích hợp. Quy mô vốn nhà nước là rất lớn, đòi hỏi khả năng quản lý rất cao, việc tập trung vào một cơ quan sẽ tạo quyền lực quá lớn là không nên.

Trong các phương án, tôi vẫn cho rằng cơ quan quản lý vốn nhà nước theo yêu cầu của Nghị quyết Đại hội Đảng phải là hình thức tổ chức tập đoàn tài chính, gần với mô hình SCIC được nâng cấp, thay vì một bộ hay ủy ban. Bộ Tài chính sẽ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý.

Tôi đề nghị thành lập hai tập đoàn tài chính của nhà nước, thực hiện nhiệm vụ tập hợp tất cả vốn của DNNN, thực hiện vai trò quản lý vốn Nhà nước tại các DN hoạt động như công ty tài chính đầu tư vào tất cả các DN, kể cả các DN 100% vốn Nhà nước và các DN có vốn của Nhà nước.

Việc thành lập các công ty quản lý vốn Nhà nước như vậy vẫn đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh của các DNNN trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh và công ty tài chính quản lý vốn sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư, chứ không phải tư cách một cơ quan chủ quản, càng không phải là cơ quan quản lý chuyên ngành thì đảm bảo quản lý vốn nhà nước hiệu quả hơn. Công ty đầu tư tài chính thì chỉ chịu trách nhiệm nguồn vốn đầu tư của mình vào các khoản đầu tư đó, chứ không phải là cơ quan cấp trên, có quyền can thiệp vào DN.

Đồng thời, việc này cũng phù hợp với chủ trương của Thủ tướng đã nói, là cần cổ phần hóa mạnh mẽ DNNN, rút vốn Nhà nước ra khỏi những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh thuần túy và chỉ giữ lại vốn nhà nước trong một số lĩnh vực, để dành thị trường cho các thành phần kinh tế khác.

* TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM):

Hạn chế tối đa can thiệp hành chính vào doanh nghiệp

anh cung

TS. Nguyễn Đình Cung

Cơ quan quản lý vốn nhà nước phải là một nhà đầu tư chủ động, trả lời được các câu hỏi mà hiện tại Chính phủ cũng không dễ đưa ra như: Hiện đang có bao nhiêu tài sản công có tính thương mại, nằm ở đâu, dưới dạng nào, cái nào đang sinh lợi, cái nào kém hiệu quả, cái nào cần tiếp tục để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế hay vốn “mồi”, cái nào cần thoái để trả lại không gian cho đầu tư tư nhân?...

Tuy nhiên, quan trọng nhất là sẽ không có một cơ quan vừa làm chức năng hoạch định chính sách, điều tiết, quản lý thị trường, lại vừa quyết định đầu tư, kinh doanh.

Dù gọi với cái tên gì đi chăng nữa, thì cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DN sẽ phải hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính và can thiệp chính trị mang tính vụ việc vào quản lý và sử dụng tài sản nhà nước, làm sai lệch mục tiêu chiến lược và dài hạn của đầu tư nhà nước.

* PGS. TS Trần Hoàng Ngân - Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Học viện cán bộ TP. HCM:

Không nhất thiết là một bộ máy cồng kềnh

anh ngan

PGS.TS Trần Hoàng Ngân

Từ khi được nêu ra tại Đề án, mô hình cơ quan chuyên trách quản lý DNNN đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận khác nhau, nhất là về mô hình tổ chức. Với mô hình Ủy ban mới, một số ý kiến lo ngại phát sinh thêm một cơ quan nữa sẽ khiến bộ máy thêm cồng kềnh. Theo quan điểm của tôi, nên giao hẳn chức năng này cho một cơ quan chuyên về tài chính để dễ quản lý, phù hợp về chức năng, nhiệm vụ , không nên “đẻ” ra thêm bộ máy nữa.

Việc “đẻ” ra thêm “siêu bộ”, “siêu bộ máy” sẽ rất cồng kềnh trong khi chủ trương của chúng ta là tinh giản bộ máy, thay vào đó nên giao cho một cơ quan và có sự giám sát của Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội. Chúng ta có thể đưa ra chỉ tiêu, ví dụ như vốn nhà nước 1 triệu tỷ đồng, lãi suất ngân hàng 5% thì phải mang về cho nhà nước ít nhất 50 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Đơn vị nào không làm được thì “cắt” ngay thành viên đại diện, còn việc sản xuất kinh doanh để DN tự quyết định, không nên can thiệp.

* TS. Lê Đăng Doanh:

Nhiều thách thức lớn với mô hình “siêu Ủy ban”

anh doanh

TS Lê Đăng Doanh

Ưu điểm của mô hình thành lập Ủy ban mới là khắc phục được hiện tượng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” như hiện nay, giải phóng các bộ, ngành khỏi nhiệm vụ quản lý DNNN và đại diện chủ sở hữu, khắc phục các biểu hiện của “lợi ích nhóm”. Các bộ khi đó chỉ tập trung vào nhiệm vụ quản lý nhà nước, xây dựng và thực thi pháp luật. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là chuyển nhiệm vụ hành chính từ nhiều bộ vào một “siêu Ủy ban” hành chính khác.

Nếu Ủy ban này được giám sát chặt chẽ, hoạt động công khai, minh bạch, cán bộ có trách nhiệm giải trình, chấm dứt mọi hành động can thiệp ngoài pháp luật vào hoạt động của DNNN thì sẽ mang lại tiến bộ nhất định.

Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện trong khuôn khổ hệ thống quyền lực và các mối quan hệ đan xen rất phức tạp hiện nay. Sẽ là một thách thức rất lớn đối với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ của Ủy ban đầy quyền lực này trước những cám dỗ quá lớn.

Một lo ngại khác là khối tập đoàn, tổng công ty quá lớn, đa dạng, quản lý số vốn rất lớn, lại kinh doanh trong môi trường đầy biến động hiện nay mà chế độ tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm chưa rõ ràng, rất có thể dẫn đến tình trạng “quá tải” của Ủy ban.

* TS. Quách Mạnh Hào - Giảng viên ngành tài chính tại Đại học Lincoln, Anh:

Cần thành lập một tổ chức kinh doanh đúng nghĩa

anh hào

TS Quách Mạnh Hào

Điều quan trọng trong mô hình này là sự tách biệt giữa yếu tố nhà nước - làm chính sách và giám sát, với yếu tố kinh doanh - tạo ra giá trị cho cổ đông. Nhà nước là cổ đông thì người đại diện cổ đông nhà nước cũng là cổ đông, nhưng khác cổ đông thông thường ở chỗ, họ là một người làm thuê. Thông lệ đơn giản nhất cho việc này là thuê người giỏi về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp làm đại diện, đãi ngộ cho họ xứng đáng.

Khi đó, Chính phủ chỉ cần giám sát kết quả kinh doanh của công ty đầu tư đó thông qua các chỉ tiêu định trước, trong đó có lợi nhuận nộp ngân sách. Nhà nước được hiểu là người làm chính sách và giám sát chính sách, nên khi đóng vai trò cổ đông, cần phải tách biệt chức năng này.

Tuy nhiên, để quản lý vốn nhà nước hiệu quả, cần thành lập một tổ chức kinh doanh đúng nghĩa. Tổ chức này phải tách biệt khỏi vấn đề tạo lập chính sách và giám sát đặc trưng của các cơ quan nhà nước. Temasek của Singapore có thể là một ví dụ điển hình cho điều này. Quan trọng nhất vẫn là con người. Họ phải là những người kinh doanh thực sự.

* Ông Phạm Đình Soạn, Nguyên Phó Tổng cục trưởng thường trực Tổng Cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN, Nguyên Cục trưởng Cục Tài chính DN – Bộ Tài chính:

Không nên đưa SCIC thành cơ quan quản lý hành chính

anh soạn

Ông Phạm Đình Soạn

Trong các phương án đã được nêu theo chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi cho rằng, phương án thành lập Ủy ban mới cần phải được tham khảo kỹ ý kiến DN. Chúng ta là cơ quan kiến tạo, nên cần lấy ý kiến từ hai phía. Nếu là DN, tôi không muốn phương án này vì sẽ thêm một người nữa là chủ sở hữu đến gõ cửa DN, trong khi người cũ (quản lý nhà nước) vẫn không thể bỏ được. Cái mà DN muốn là sự thay đổi bên trong, thay đổi về chất.

Đối với phương án đưa SCIC thành mô hình Ủy ban, theo chúng tôi sẽ là một bước thụt lùi nếu đưa SCIC quay trở về thành một cơ quan quản lý hành chính.

Do đó, phương án nâng cấp SCIC theo mô hình DN theo tôi là khả thi nhất, vì nó không tạo ra sự xáo trộn nào. Tuy nhiên nó cần được điều chỉnh và thực hiện theo lộ trình từng bước cụ thể.

Để triển khai mô hình này, tôi kiến nghị các bước thực hiện như sau:

Bước 1 là củng cố và phát triển SCIC hiện có. Chuyển dần các tổng công ty, tập đoàn 100% vốn nhà nước sang hoạt động theo mô hình chung của SCIC. Có thể sáp nhập một số Tổng công ty, Tập đoàn nhỏ lẻ. Cho phép một số địa phương lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội được thành lập các SCIC riêng. Đây là sự thay đổi về chất mối quan hệ giữa bộ, ngành, UBND các địa phương với DNNN, và cũng là một cách thực hiện Nghị quyết Trung ương về chuyển giao chức năng chủ sở hữu.

Thực hiện việc giao vốn cho các SCIC, nhằm xác lập nghĩa vụ bảo toàn và phát triển vốn và nghĩa vụ nộp NSNN theo hai chế độ phân phối lợi nhuận như trên đã đề cập.

Tổ chức lại hệ thống giám sát tài chính DN trên cơ sở nâng cấp Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính, làm chức năng quản lý nhà nước: Ban hành chế độ chính sách về tài chính doanh nghiệp, kiểm tra giám sát và hướng dẫn việc thực thi các chế độ đó. Không phải chỉ với các DNNN mà cả các thành phần kinh tế khác.

Đồng thời đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, xử lý nợ xấu, xây dựng khung khổ pháp luật, rà soát chức năng nhiệm vụ cụ thể thuộc lĩnh vực chủ sở hữu của các bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố… Nên chốt lại thời gian để thực hiện bước 1 không quá 2 năm.

Bước 2, trên cơ sở đã tạo lập được những tiền đề để tiếp tục xây dựng mô hình mới, trong đó có việc xác lập được tổng số và quy mô DNNN còn lại sau cổ phần hóa, chúng ta thực hiện việc sáp nhập một số SCIC lại, có thể chỉ để tồn tại một vài SCIC (thậm chí là 1 nếu có thể) và lựa chọn 1 trong 3 phương án trực thuộc: Trực thuộc Chính phủ; Trực thuộc Bộ Tài chính như hiện nay; Đa dạng hóa trực thuộc (Chính phủ, Bộ Tài chính, các bộ ngành và địa phương).

Dương An

分享到: