当前位置:首页 > La liga

【kéo baccarat là gì】Người mẹ thiên sứ

Chị Dương là nhân vật trong bài viết "Người ươm mầm nhân ái" đoạt giải nhất cuộc thi “Những tấm gương tâm huyết,ườimẹthiênsứkéo baccarat là gì sáng tạo học và làm theo lời Bác”

“Mẹ em bị gãy chân, em phải về sớm lo cơm nước chị ạ”. Dòng tin nhắn ngắn ngủi của Ý khiến tôi linh cảm cô Dương đang bị ốm. Quả thật, Tôn Nữ Quỳnh Dương, người mẹ của hàng chục đứa trẻ ở Nhà bảo trợ học sinh nghèo hiếu học – Phú Thượng phải nằm điều trị dài ngày.

Đến thăm, chị nhăn nhó không phải vì vết thương mà “họa vô đơn chí” phải bó bột không đi được, chẳng ai lo cho các con. “Chúng lớn hết rồi, chị phải để các con tự lập”, tôi động viên. Chị cười hiền nhưng mắt lại trông ra cửa, giờ này bọn trẻ cũng bắt đầu tan trường.

Không lập gia đình, nhưng lại là người mẹ giàu nhất xứ Huế khi hiện chị Dương có đến hàng chục  người con. Chị bảo mình xấu, duyên chưa đến, cũng có thể là đã mặc định chuyện có nhiều con nên chẳng nỗ lực lấy chồng. Tôi biết chị nói vui, nhưng vẫn cảm nhận được chị đang hạnh phúc và bằng lòng với sự lựa chọn của mình.

Ngót nghét hơn 10 năm, kể từ ngày chị về hưu, nhà bảo trợ học sinh nghèo hiếu học – Phú Thượng trở thành ngôi nhà thứ hai của chị. Mái ấm này được hình thành từ sự đóng góp của gia đình GS.TS. Nguyễn Đình Thông, cựu học sinh Quốc Học, sinh sống tại Úc, sau này, Hội Từ thiện Pháp quản lý và hỗ trợ.

Mẹ Dương tận tình dạy dỗ các con em. Ảnh: Trần Văn Toản

Chị đếm tuổi mình qua bàn tay khẳng khiu, 65 tuổi rồi còn gì. Mới ngày nào đó, tốt nghiệp Khoa Sinh Trường đại học Sư phạm Huế, chị được điều động về dạy ở nhiều trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Phú Lộc. Hơn 30 năm gắn bó với bảng đen phấn trắng, chị được biết bao thế hệ học sinh quý mến khi tận tâm trong bài giảng và ấm áp chân thành với học trò nghèo.

Hồi chị còn ở Phú Lộc, chuyện của chị đã trở thành giai thoại, ít có những giờ phút hẹn hò nhưng lúc nào cũng tất bật. Nhà nào có học sinh hoàn cảnh khó khăn chị đều biết hết. Lương tiền ít ỏi, nhưng chị dành dụm hỗ trợ tiền ăn, tiền học cho các em bởi cầm lòng không đậu khi chứng kiến cảnh học trò không đủ sách vở, áo quần đến lớp. Nhiều đứa trẻ nay đã là đồng nghiệp của chị, vẫn không quên bài học về ước mơ mà cô Dương đã gieo mầm.

Nhà chị đông anh em - chị thủ thỉ kể - bố mẹ chị đều là giáo viên nhưng có đến 12 người con, chị là con thứ 5. Hơn ai hết, chị hiểu được sự vất vả khi vợ chồng nhà giáo làng phải gánh gồng nuôi đàn con đang tuổi ăn, tuổi học. Anh em chị lớn lên như tằm ăn rỗi, nhưng chính chị vẫn không hiểu làm cách nào để bố mẹ có thể lo cho cả tá con ăn học  (7 giáo viên, 3 bác sĩ,  2 người làm trong ngành điện lực, giao thông). Chính môi trường giáo dục nề nếp ấy đã hun đúc một tâm hồn đẹp, giàu lòng trắc ẩn và một ý chí mạnh mẽ như Tôn Nữ Quỳnh Dương.

Câu chuyện giữa tôi với chị cứ bị cắt ngang. Ấy là lúc bọn trẻ đi học về. Hết đứa này vào thăm, đứa kia lại bi bô kể chuyện trường, chuyện lớp. Và cả lo lắng của những đứa trẻ ở tuổi ăn chưa no, lo chưa tới khi thấy chị nằm yên một chỗ. Gương mặt chị ánh lên niềm vui, không ngớt động viên các con.

Không ai ngoài chị  hiểu tường tận bọn trẻ từ hoàn cảnh đến tính cách. Mỗi em mỗi tính, tốt có, xấu có, nghễnh ngãng có, đáng yêu có, nhưng chị đều hài lòng. Thương lắm khi các em có hoàn cảnh khó khăn nhưng đều học rất giỏi. Mỗi ngày, chị phải chia ra 2 buổi, kiểm tra bài cho các em trước lúc đi học. Giáo viên đều quý chị vì lúc nào cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhà trường trong quá trình các em theo học.

Bọn trẻ bảo, mẹ Dương rất chịu "chi" khi tìm thầy giỏi kèm cặp cho các em hoặc tìm sách để học trò tham khảo. Điều đáng quý trong ngôi nhà này là các em tự học, em lớn dạy bảo em nhỏ hơn để cùng nhau tiến bộ.

Mái ấm của chị năm nào cũng có em đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và đỗ điểm cao trong các kì thi tuyển sinh đại học… Chị có niềm tự hào, hy vọng về chúng khi trong vòng 10 năm, chị đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy hơn 130 em, trong đó có 65 em lớp 12 đều thi đỗ vào đại học, 20 em  tốt nghiệp đại học ra trường có công ăn việc làm ổn định và 33 em đang học phổ thông.

Không phải lúc nào cũng về nhà bảo trợ là có chị. “Tranh thủ có nguồn từ nhà hảo tâm thì mình đến với người nghèo thôi”, chị phân bua. Trên chiếc xe máy cà tàng, hành trình đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của chị vẫn trên từng cây số.

Tôi hiểu nỗi nhọc nhằn vất vả của người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng các em khi chúng đang bước vào tuổi khó bảo nhất. Từ tấm lòng người mẹ, người cô nghiêm khắc mà nhiều thế hệ học sinh nghèo hiếu học đã lớn khôn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Nếu chữ “nhẫn”, chữ “tâm” hao khuyết thì khó mà dìu dắt các em cùng sinh hoạt, học tập dưới ngôi nhà mang tên tình thương này.

Nguyên Thư

分享到: