Thi công cống ngăn triều tại TP.Hồ Chí Minh. Ảnh: Gia Cư |
Theo đó, trong danh mục mời gọi đầu tư của TP. Hồ Chí Minh có nhiều dự án giao thông kết nối hạ tầng đáng chú ý như: Dự án trục cao tốc và các tuyến quốc lộ kết nối khu vực lân cận của cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài; Dự án đường trục động lực quốc lộ 50; Dự án đường Võ Văn Kiệt nối dài (đoạn từ vành đai 3 đến giáp ranh Long An); Dự án tuyến đường trên cao số 1, số 5; Dự án đường sắt đô thị gồm 12 dự án thành phần: tuyến đường sắt đô thị số 2 (giai đoạn 2) đoạn Bến Thành -Thủ Thiêm và đoạn Tham Lương - bến xe Tây Ninh...
Trong lĩnh vực môi trường, xử lý rác, xử lý nước và giảm ngập nước có các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt điện. Đối với dự án chỉnh trang đô thị và xây dựng nhà ở, tái định cư có nhiều dự án quy mô lớn như: Khu đô thị Hiệp Phước; Khu đô thị Đại học Hưng Long…
Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh cũng kêu gọi đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thể thao, du lịch…
Dự kiến ngày 27/6/2022, TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Ngày hội xúc tiến đầu tư Khu công nghệ cao năm 2022, nhằm giới thiệu danh mục dự án, tiêu chí, quy trình thủ tục lựa chọn dự án đầu tư vào khu công nghệ cao.
Ban quản lý Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh ước tính, 6 tháng đầu năm 2022 đạt xấp xỉ 50% kế hoạch sản xuất kinh doanh của cả năm.
Cụ thể, giá trị sản xuất xuất khẩu của Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đạt 12,9 tỷ USD, tăng 14,7% cùng kỳ và đạt 49,6% kế hoạch. Khu công nghệ cao đặt kế hoạch giá trị sản xuất xuất khẩu đạt 26 tỷ USD trong năm 2022./.