您现在的位置是:La liga >>正文

【xem truc tiêp bong da】Hai bị cáo trong vụ CDC Huế được hưởng khoan hồng đặc biệt, miễn hình phạt tù

La liga8231人已围观

简介Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân công bố bản cáo trạng trước tòa Ký 8 chỉ định thầu gây thiệt hại 1,5 ...

Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân công bố bản cáo trạng trước tòa 

Ký 8 chỉ định thầu gây thiệt hại 1,578 tỷ đồng

Theo cáo trạng, năm 2020, do tình hình dịch COVID-19 bùng phát, CDC Huế được cấp ngân sách bổ sung để mua hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế phòng chống dịch. Bị cáo Hoàng Văn Đức là giám đốc và là người có chức vụ, quyền hạn trong đấu thầu đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc lập tổ chuyên gia để thực hiện việc xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Hoàng Văn Đức giao cho cá nhân Hà Thúc Nhật, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính kiêm Kế toán trưởng cũng là người có chức vụ, quyền hạn trong đấu thầu trực tiếp liên hệ các nhà thầu thỏa thuận nhập hàng trước về các loại hóa chất, vật tư, thiết bị y tế CDC Huế cần mua, giá cả của các mặt hàng đó.

Sau đó, Nhật trực tiếp xây dựng các văn bản gồm: Biên bản thương thảo hợp đồng, Quyết định chỉ định thầu rút gọn, Hợp đồng kinh tế... chuyển cho Hoàng Văn Đức. Để hợp thức hóa, Hoàng Văn Đức yêu cầu các cán bộ của đơn vị, gồm ông Huỳnh Kim Hảo (Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ), bà Hồ Thị Kim Trâm và bà Trần Thị Kim Xinh (đều là Phó khoa Dược) cùng với Hoàng Văn Đức, Hà Thúc Nhật ký vào các văn bản do Hà Thúc Nhật soạn thảo.

Kết quả điều tra cho thấy, từ ngày 4/3 - 1/9/2020, Hoàng Văn Đức đã ký 8 quyết định chỉ định thầu rút gọn cho 3 nhà thầu là Công ty CP Công nghệ Y tế Phương Tây (địa chỉ quận Ba Đình, TP. Hà Nội), Công ty TNHH Phát Thiện (phường Phú Bình, TP. Huế) và Nhà thuốc Thành Đạt (phường Vĩnh Ninh, TP. Huế).

Tổng giá trị 8 gói thầu CDC Huế đã thanh toán cho các nhà thầu là hơn 9,236 tỷ đồng. Trong khi đó, Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự đã định giá các mặt hàng của 8 gói thầu có tổng giá trị hơn 7,175 tỷ đồng. Như vậy, việc làm trên gây thiệt hại cho nhà nước hơn 1,578 tỷ đồng. Trong đó, có 6 gói thầu thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên với tổng giá trị thiệt hại là 1,477 tỷ đồng.

Đã khắc phục toàn bộ thiệt hại 

 Hội đồng xét xử vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”

Theo cáo trạng, sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu đều trích lại từ 2% - 3% lợi nhuận, Hà Thúc Nhật là người trực tiếp nhận, gồm Công ty CP Công nghệ y tế Phương Tây gần 65 triệu đồng, Công ty TNHH Phát Thiện hơn 110 triệu đồng, Nhà thuốc Thành Đạt 50 triệu đồng. Tổng cộng số tiền Nhật nhận từ các nhà thầu là hơn 200 triệu đồng.

Hoàng Văn Đức giao cho Hà Thúc Nhật trực tiếp quản lý số tiền này. Cuối năm 2020, Nhật đưa cho Hoàng Văn Đức 50 triệu đồng, Nhật lấy 30 triệu đồng; số tiền còn lại các bị cáo khai nhận để chi tiêu cho đơn vị nhưng cơ quan chức năng không thu thập được tài liệu, chứng cứ chứng minh đã sử dụng vào việc gì. Ngoài ra, có 9 mặt hàng CDC Huế đã thanh toán hơn 484 triệu đồng nhưng không định giá được do không thu thập được tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, chứng từ đầu vào của các mặt hàng này.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định, hành vi không thành lập tổ chuyên gia để xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà giao cho 1 cá nhân thực hiện của Hoàng Văn Đức đã vi phạm điểm d, khoản 6, điều 89 Luật Đấu thầu “Là cá nhân thuộc bên mời thầu nhưng trực tiếp tham gia lựa chọn nhà thầu” quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu. Đây là dấu hiệu “Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu” theo điểm đ, khoản 1 Điều 222 Bộ luật Hình sự.

Hậu quả gây thiệt hại 1,578 tỷ đồng; trong đó, các gói thầu có thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên có tổng giá trị thiệt hại là 1,477 tỷ đồng, nên Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật phạm vào khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự. Trong đó, Hoàng Văn Đức là Giám đốc chỉ đạo trực tiếp Hà Thúc Nhật thực hiện các hành vi trái pháp luật nên phải chịu trách nhiệm chính, Hà Thúc Nhật là đồng phạm thực hành.

Ngoài vi phạm trong đấu thầu liên quan đến 8 gói thầu nói trên, năm 2020, CDC Huế còn thực hiện mua sắm kít test xét nghiệm do Công ty CP Công nghệ Việt Á sản xuất. Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý bằng vụ việc khác.

Trong quá trình xét hỏi tại tòa và hồ sơ chứng cứ, Hội đồng xét xử xét thấy các bị cáo là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức được hành vi cũng như hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, nhưng do chủ quan, nóng vội nên dẫn đến việc phạm tội. Bị cáo Hoàng Văn Đức là Giám đốc chỉ đạo trực tiếp Hà Thúc Nhật thực hiện các hành vi trái pháp luật nên phải chịu trách nhiệm chính, Hà Thúc Nhật là đồng phạm thực hành nên phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình.

Tuy nhiên, các bị cáo Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật tuy có nhận tiền của các doanh nghiệp sau khi ký kết hợp đồng nhưng không có thỏa thuận trước, không biết số tiền đã nhận là do phạm tội mà có, đã nộp lại toàn bộ số tiền đã nhận. Các bị cáo ở tuyến đầu chống dịch, có thành tích trong phòng chống dịch, thời điểm phạm tội do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, vật tư y tế các bị cáo đấu thầu là phục vụ cho phòng chống dịch bệnh.

Các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nên đáng được hưởng khoan hồng đặc biệt. Vì vậy, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng Điều 59 Bộ luật hình sự để miễn hình phạt chính (miễn hình phạt tù) cho các bị cáo Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật; đồng thời, các bị cáo được thả tự do tại tòa.

Áp dụng hình phạt bổ sung: Cấm Hoàng Văn Đức đảm nhiệm chức vụ quản lý trong thời gian 1 năm; cấm Hà Thúc Nhật làm công việc liên quan đến kế toán, tài chính trong thời gian 1 năm. Ngoài ra, các bị cáo liên đới nộp lại toàn bộ số tiền gây thiệt hại cho Nhà nước.

Tags:

相关文章