【marseille đấu với montpellier】Ngắm thư pháp của công chúa Mai Am qua trấn phong sơn khắc đầu thế kỷ XX
Trích đoạn trấn phong và 2 bức thư pháp của công chúa Mai Am
Tuy chỉ với 4 tấm nhưng phần còn lại của bức trấn phong ở Bảo tàng CVCĐ Huế cũng chứng minh cho sự tồn tại của một bức trấn phong tuyệt đẹp có cùng nguồn gốc,ắmthưphápcủacôngchúaMaiAmquatrấnphongsơnkhắcđầuthếkỷmarseille đấu với montpellier xuất xứ với các bức trấn phong sau: bức trấn phong hiện đang trưng bày ở Dinh Toàn quyền (Dinh II) Lâm Đồng; bức trấn phong hiện đang trưng bày ở phòng ăn của Tòa Tổng lãnh sự Pháp ở TP. Hồ Chí Minh và bức trấn phong “xuất hiện” trong cuộc đấu giá ngày 5/10/2015 của Sotheby’s Chi nhánh ở Hồng Kông.
Cả 4 trấn phong vừa nêu đều có các điểm chung đồng nhất là thực hiện bằng kỹ thuật sơn khắc. Ở Việt Nam, kỹ thuật tranh sơn khắc thuộc ngành đồ họa ra đời muộn gắn liền với sự thành lập xưởng sơn mài từ thập niên 1930 của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Các bức trấn phong đều không có hiện tượng ký tên tác giả.
Các bức chữ Hán do người đương thời bấy giờ sao lục lại (viết chữ) để thợ làm mẫu khắc trên sơn mài, do đó, các ô chữ đều có tên người “cung lục” (kính cẩn chép lại). Tuy các bài thơ ở các trấn phong đều giống nhau, nhưng chữ (thư pháp) được chạm khắc trên mỗi bức đa số không giống nhau. Tuy nhiên đáng lưu ý là, chữ được khắc cho các bài thơ của Bùi Văn Dị “Đáp tặng đoàn phiến giả, Bắc sứ đáo đô trung hữu” có sự giống nhau tuyệt đối về thư pháp, cùng một lối thảo thư phóng khoáng ở trên cả 2 bức ở Dinh Toàn quyền và bức Bảo tàng CVCĐ Huế. Đặc biệt là chỉ riêng ở bức Bảo tàng CVCĐ Huế có sự xuất hiện thư pháp của công chúa Mai Am. Trước tác của bà có tác phẩm Diệu Liên thi tập, được khắc in đến hai lần và nhiều bậc khoa bảng có tiếng thời bấy giờ đề tựa.
Bức Bảo tàng CVCĐ Huế có 2 bản chữ được sao lục nguyên bản chữ viết của công chúa Mai Am. Do đó, cách ghi tác giả cũng khác. Cụm từ được ghi trên các ô thơ với 3 chữ Mai Am thư (thư pháp Mai Am) được viết mẫu để khắc sau, còn nội dung bài thơ là chữ của Mai Am. Thư pháp của công chúa Mai Am thể hiện ở bài thơ tứ tuyệt Đông tình quá Thiệu Phương viên của vua Tự Đức theo lối thảo thư và bài Thuận Hóa thành tức sự của Thái Thuận theo lối hành thảo. Dưới đây, xin giới thiệu nội dung 2 bài thơ qua hai bản dịch của tác giả bài viết.
Bài của vua Tự Đức:
Trời đông tạnh ráo qua vườn Thiệu Phương
Đã qua hiên trúc gặp hiên tùng,
Quanh gác rợp cây nước uốn dòng.
Mưa gió bao phen không đổi khác,
Ngự viên bảo vệ thắm xanh cùng.
Bài của Thái Thuận:
Ghi lại ở thành Thuận Hóa
Qua lại ghe thuyền tây tiếp đông,
Giăng ngang cửa nước mở cầu vồng.
Mây liền núi thẳm, trời lồng lộng.
Gió quyện biển xa, sóng trập trùng.
Áo lượt chợ chiều người tấp nập,
Trăng ngân thuyền vọng trúc mơ mòng.
Ca nương chẳng ngại khúc xưa oán,
Ngọn sáo cầm ngang trỗi tấc lòng.
Xem chữ của công chúa Mai Am qua hai bản thư pháp này có thể thấy được người viết bằng sự nhập tâm khiến những con chữ sẽ hiện ra sống động, huyền ảo. Chữ viết phóng ra, tuôn chảy cũng thể hiện được tâm trạng của người viết. Chữ viết vốn được đề cao trong xã hội xưa, nó được xem là công cụ gián tiếp để tuyển chọn nhân tài. Bởi trên hết, chữ viết thể hiện rõ nhất tâm lý và tính cách người viết, là biểu trưng của trí tuệ thời bấy giờ.
Ở bức viết bài thơ của vua Tự Đức, công chúa Mai Am sử dụng lối viết thảo đầy đặn, nhiều chữ phóng túng buông lơi theo cảm xúc của bài thơ. Chữ có xu hướng thu bút rồi bất ngờ rộng bút; điềm đạm mà phóng khoáng thể hiện một tâm hồn tuy sống nội tâm nhưng luôn rộng mở và giao hòa. Ở bức viết bài thơ của Thái Thuận có khí thế xuyên suốt của một dạng chữ thảo cổ kính và điển phạm. Không dùng kỹ thuật liên bút, chữ rời nhau khí khái, tường minh. Bố cục và chương pháp chặt chẽ, thống nhất về vận bút đạt đến sự chuẩn mực của nhàn nhã và thanh tú. Điều đáng chú ý nữa là, tại bức thư pháp này, các dòng sau cùng có nội dung là “Bảo Đại Mậu dần hạ cung lục, Lê Triều Thái Thuận thi, Mai Am thư”, nghĩa là: sao lục lại vào thời Bảo Đại, mùa hạ, năm Mậu dần [1938], thơ của Thái Thuận triều Lê, thư pháp của Mai Am). Điều này cho kết quả là trấn phong ra đời sớm nhất cũng chỉ ở thời điểm này.
Thư pháp công chúa Mai Am là một tư liệu cực kỳ quý hiếm cho thư pháp Việt Nam, thật sự là các tác phẩm mỹ thuật đặc sắc về thư pháp truyền thống. Đây là lần đầu tiên giới nghiên cứu được tiếp cận chữ của một nữ thư pháp gia thời Trung đại ở Việt Nam.
Phần còn lại của tấm trấn phong tại Bảo tàng CVCĐ Huế có 11 ô thơ chữ Hán và 13 ô vẽ bát bửu, cổ đồ dạng tĩnh vật. Xung quanh phần tạo khung và đường diềm khắc chạm hoa sen, hoa lá dây cách điệu. Phần thơ chữ Hán được thể hiện đầy đủ 5 loại thể chữ khải thư, thảo thư, triện thư, lệ thư. Sau khi đối chiếu, có thể khẳng định rằng, thơ khắc trên 4 trấn phong này đều trùng khít nội dung bài và tác giả. Trong đó thơ vua Lê Thánh Tông (được khắc 1 bài); vua Tự Đức (11 bài); Thái Thuận (1 bài); Tùng Thiện Vương (2 bài); Tuy Lý Vương (2 bài); Bùi Văn Dị (3 bài).
Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG