Cùng với đó,ệpĐứcđangđểmắttớithịtrườngViệkèo wolves sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN cho thấy rõ hơn vai trò, vị thế của Việt Nam tại khu vực cũng như môi trường đầu tư Việt Nam đang thực sự thu hút các nhà đầu tư hàng đầu thế giới. Theo Vụ Thị trường Châu Âu (Bộ Công Thương), kể từ khi Việt Nam và CHLB Đức nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 10-2011, niềm tin và nhu cầu thúc đẩy đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp hai nước đã tăng cao hơn. Không những thế, Việt Nam cũng đang có vai trò kết nối kinh tế trong khu vực ASEAN và giữa khu vực ASEAN với khu vực Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, tạo thêm động lực để các nhà đầu tư Đức hướng tới Việt Nam. Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy hợp tác thương mại Việt Nam - Đức đang có bước tăng trưởng mạnh khi tính đến hết tháng 8-2014, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Đức đạt hơn 4,95 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức gần 3,32 tỷ USD và nhập khẩu hơn 1,63 tỷ USD. Ngoài ra, CHLB Đức có 238 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.337 triệu USD, đứng thứ 22 trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Đáng lưu ý, các nhà đầu tư Đức đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. So với các đối tác đầu tư khác của Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản…, thì các con số nói trên không quá lớn. Nhưng điều đáng nói là có nhiều thương hiệu hàng đầu của Đức về công nghệ hiện đại như Mercedes Benz, Siemens, Bosch, Adidas, Xella… đã hoạt động có hiệu quả ở Việt Nam, nhờ đó, nhiều công ty lớn khác của Đức cũng đang xem Việt Nam như thị trường mới có thể thay thế Trung Quốc. Theo nhận định của ngài Jutta Frasch, Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam thì tiến trình hội nhập kinh tế nhanh, sâu rộng thông qua các hiệp định thương mại đã và đang ký kết cùng với chính sách phát triển kinh tế đang được Chính phủ Việt Nam nỗ lực hoàn thiện cũng là điểm cộng với các doanh nghiệp Đức. Ngược lại, với các doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư trực tiếp sang Đức còn hạn chế có thể do khó khăn về vốn và rào cản thương mại. Dù vậy, hiện một số doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu có sự hiện diện ở Đức, như FPT, Vietinbank, tạo cơ sở thanh toán cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hoạt động kinh doanh tại Đức. Đặc biệt, Việt Nam và EU đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA), qua đó sẽ gia tăng nhu cầu đầu tư tại mỗi quốc gia. Đức có thể hỗ trợ Việt Nam chuyển giao công nghệ tốt hơn trong khi hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam như dệt may, giày dép, thủy sản có thể có thêm nhiều cơ hội tại EU. Việc Đức là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam và là một trong những nền kinh tế lớn nhất của EU sẽ bảo đảm sự thuận lợi cho hàng Việt Nam thâm nhập thị trường Đức cũng như thị trường các nước EU. |