【kqbd lens】WB vẫn giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2019
Triển vọng trong trung hạn vẫn tích cực
TheẫngiữnguyênmứcdựbáotăngtrưởngcủaViệtNamnăkqbd lenso WB, mặc dù xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn được duy trì tốt, dù chịu tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu đang leo thang. Trong nửa đầu năm 2019, xuất khẩu giảm từ 16,3% (nửa đầu năm 2018) xuống còn 7,2% nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu. Cán cân thương mại của Việt Nam vẫn đạt thặng dư 1,6 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019.
Tăng trưởng kinh tế và kỷ cương ngân sách được duy trì đã góp phần giúp tỷ lệ nợ công trên GDP tiếp tục giảm từ đỉnh ở mức 59,6% (theo cách tính của IMF) năm 2016 xuống còn khoảng 54,6% năm 2019 và hiện thấp hơn nhiều so với trần nợ 65% theo luật định. Tranh thủ điều kiện thị trường trong nước thuận lợi, lòng tin của nhà đầu tư được cải thiện và lợi suất thấp, Chính phủ tiếp tục kéo dài kỳ hạn các công cụ nợ trong nước và giảm lãi suất bình quân của các danh mục nợ.
Với những diễn biến tích cực như vậy trong thời gian qua, WB vẫn giữ nguyên dự báo kinh tế của Việt Nam như kỳ dự báo trước. Tăng tưởng GDP theo giá so sánh dự báo sẽ giảm đà từ 7,1% năm 2018 xuống mức trên dưới 6,6% năm 2019 (do tăng trưởng xuất khẩu chậm lại và tăng trưởng sản xuất nông nghiệp yếu hơn) và giảm còn khoảng 6,5% năm 2020, 2021. Đây là tốc độ được coi là bền vững, phù hợp với mức sản lượng tiềm năng của Việt Nam.
Trong kỳ dự báo này, lạm phát dự kiến vẫn thấp hơn chỉ tiêu 4% của Chính phủ, ở mức 3% năm 2019 và 3,5% cho các năm 2020, 2021. Nợ công được WB dự báo có xu hướng giảm dần, ở ngưỡng 54,6% năm 2019 và gảm còn 53,6% năm 2020 và 52,7% năm 2021.
Bội chi ngân sách cũng được dự báo sẽ giảm đến 2021, nhờ các nỗ lực củng cố tình hình tài khóa tiếp tục được duy trì. Theo đó, cân đối ngân sách cơ bản (%GDP, GFS) giảm dần, ở mức -2,3% năm 2019, giảm còn -2,1% năm 2020 và -1,9% năm 2021.
Nhận định về triển vọng của kinh tế Việt Nam, ông Jacques Morisset - Chuyên gia kinh tế trưởng của WB cho rằng, bức tranh chung của kinh tế Việt Nam là “mặt trời vẫn đang chiếu sáng”, chứ không phải đang trong "cơn bão tăm tối". Đồng thời, ông đánh giá cao về xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố và cho rằng, đó là một tin rất tốt khi Việt Nam đã tăng xếp hạng của mình lên 10 bậc .
“Rõ ràng, Việt Nam đã liên tục cải thiện vị thế cạnh tranh của mình, không phải chỉ là xếp hạng. Thứ hạng này chứng tỏ những chính sách cải cách của Việt Nam được thực hiện nhanh hơn ở các quốc gia khác” - ông Jacques Morisset khẳng định.
Tăng cường chiều sâu hội nhập khu vực
Tuy nhiên, vẫn còn những rủi ro thách thức. Việt Nam vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý kinh tế trên toàn cầu, do mở cửa thương mại mạnh mẽ và dư địa chính sách hạn chế. Theo WB, Việt Nam dường như được hưởng lợi bởi chuyển hướng xuất khẩu khi tranh chấp thương mại Mỹ - Trung leo thang.
Nhưng đồng thời, với tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP lên đến gần 200% (năm 2018), Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ do độ bất định cao hơn và khả năng các chuỗi giá trị toàn cầu bị gián đoạn. Hơn nữa, khi thặng dư thương mại với Mỹ tăng lên, Việt Nam còn có thể trở thành đối tượng của các biện pháp thuế quan và bảo hộ thương mại khác của Mỹ.
Theo WB, Việt Nam vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi thay đổi về tình trạng kinh tế toàn cầu, do mở cửa thương mại mạnh mẽ, dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ tương đối hạn chế. Căng thẳng thương mại leo thang và suy giảm toàn cầu mạnh hơn so với dự kiến có thể gây sức ép cho đà tăng trưởng của Việt Nam.
Nhìn từ trong nước, công cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) nhà nước và khu vực ngân hàng bị chậm lại có thể tác động bất lợi về tài chính vĩ mô và làm suy giảm viễn cảnh tăng trưởng dài hạn.
Trước những rủi ro này, Chính phủ Việt Nam cần phải có những hành động chính sách như thế nào? “Tôi tin rằng Chính phủ Việt Nam rất thông minh bởi họ đã rất cẩn trọng. Điều này được thể hiện rõ qua các chính sách kinh tế của Chính phủ trong thời gian vừa qua là luôn luôn cẩn trọng, giảm mức nợ công trên GDP” - ông Jacques Morisset nói.
Đó là điều mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đang thực hiện và đang “dành dụm” cho những ngày khó khăn hơn. Những biện pháp cẩn trọng này giúp nền kinh tế Việt Nam vẫn có tăng trưởng, vẫn có động lực tăng trưởng mạnh và lại có những phản ứng chính sách thận trọng để bảo vệ cho mình và có các vùng đệm vững vàng hơn trước những cú sốc trong tương lai.
Thêm khuyến nghị chính sách cho Việt Nam, ông Andrew Mason - Chuyên gia kinh tế trưởng của WB khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cho rằng, Việt Nam đang trong quá trình củng cố tài khóa. Vì vậy, trong tương lai gần, điểm rất quan trọng là phải tính đến bối cảnh quốc gia, củng cố tài khóa theo chính sách nới lỏng có lẽ là không phù hợp, không phải là một lựa chọn và cần phải tập trung vào chất lượng.
Bên cạnh đó, cần lưu ý không sa đà theo chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, và gấp đôi nỗ lực để tăng độ mở thương mại hơn nữa. Việt Nam đã ký kết CPTPP, EVFTA và phải tập trung tăng cường chiều sâu hội nhập khu vực.
Cũng theo ông Andrew Mason, đây là thời điểm Chính phủ cần nỗ lực cải cách cơ cấu, để đảm bảo tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Trường hợp của Việt Nam có thể tạo ra cơ hội trong ngắn hạn để thu hút đầu tư. Như vậy, Chính phủ phải tập trung làm những việc cần thiết như cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đảm bảo sân chơi bình đẳng giữa khu vực công và khu vực tư nhân, giữa DN FDI và DN trong nước để đảm bảo nền kinh tế của Việt Nam cạnh tranh đến mức tối đa, kể cả trong thời điểm có những thách thức.
Đồng thời, những cải cách cơ cấu, tài khóa và khu vực ngân hàng, nếu được triển khai mạnh mẽ hơn, sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro suy giảm và hỗ trợ tăng trưởng cao bền vững.
Thảo Miên
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- ·Trực tiếp 'Anh trai vượt ngàn chông gai' tập 14: Trận chung kết của 23 anh tài
- ·Hở bạo tại Miss Grand International, Hoa hậu Quế Anh bị chỉ trích phản cảm
- ·Mẹo gội đầu giúp tóc lâu bị bết
- ·Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- ·Diễn viên Phan Thắng phản hồi thông tin nợ nần
- ·NSND Tự Long nói gì sau màn lớn tiếng với đàn em tại buổi tổng duyệt concert?
- ·Cường Seven chiến thắng 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·'Prime’s Night concert
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Vì sao ca sĩ đình đám một thời biến mất, gặp ảo giác và phải chữa tâm thần?
- ·Những mẫu váy không thể thiếu của mùa thu cho nàng công sở tỏa sáng
- ·VTV đính chính thông tin concert 'Anh trai vượt ngàn chông gai' thứ hai ở Hà Nội
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Lần đầu hát tiếng Việt tại Miss Grand International, Quế Anh thể hiện thế nào?
- ·Da Nang Downtown giảm 50% giá vé trải nghiệm trọn gói dịp Halloween
- ·Diễn viên 'Chúng ta của 8 năm sau' làm việc với luật sư, chờ giấy mời từ công an
- ·Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- ·Những bộ trang phục xuống phố mùa thu đẹp