Tiến qua đường biên giới TheàquotđầutrọcquotTrungQuốctrànvàoViệnhận định trận gironao Cục phó Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng, gà lậu xâm nhập vào nội địa trải dài qua các tỉnh biên giới, từ Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng đến Quảng Ninh và Lạng Sơn. Nhiều nhất là qua cửa khẩu Chi Ma và Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh). | Gà “đầu trọc” vẫn được bày bán công khai tại chợ Hà Vĩ - Ảnh: Phạm Anh |
“Vào thời kỳ cao điểm, lượng gà thải loại nhập lậu qua Quảng Ninh có thể lên đến 100 - 200 tấn/ngày, qua Lạng Sơn ước tới 100 tấn/ngày. Bình quân mỗi năm, có khoảng 70.000 - 100.000 tấn gà đẻ thải loại từ Trung Quốc (TQ) nhập lậu vào nước ta. Bên cạnh đó, mỗi năm, các đầu nậu cũng đã tìm mọi cách để tuồn 15 - 30 triệu con gia cầm giống của TQ vào nội địa tiêu thụ”, ông Trọng nói.70.000 - 100.000 tấn mỗi năm Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gà “đầu trọc” (cách gọi gà TQ dựa theo đặc điểm của loại gà này - PV) ồ ạt nhập lậu vào nước ta là do chênh lệch giá rất cao. Hiện giá bán gà “đầu trọc” tại TQ chỉ 15.000 đồng/kg, đưa sang đến Móng Cái lên 30.000 - 35.000 đồng/kg, nếu đưa về sâu trong nội địa, giá bán tại chợ Hà Vĩ (Hà Nội) đã lên tới 65.000 - 70.000 đồng/kg, kẻ buôn lậu thu lợi rất cao. Cả các loại trứng và nội tạng gia cầm TQ cũng có giá rất thấp, thường được các đầu nậu đóng thùng và đông lạnh chuyển vào nước ta bán nhiều cho các quán ăn và chợ cóc. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần nói, gà thải loại có hàm lượng dinh dưỡng thấp, đa phần là chất xơ, thậm chí có thể tồn dư một số chất độc hại. Theo ông Nguyễn Văn Trọng, các loại thực phẩm nhập lậu thường mất vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là đối với các loại nội tạng. Các lô hàng này thường là đã để quá lâu, có thể được bảo quản bằng hóa chất độc hại và nhiều lô đã bị phân hủy nhưng vẫn được các đầu nậu đưa đi chế biến, đưa vào các quán ăn, trường học và trên thực tế đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Tình trạng nhập lậu đã ảnh hưởng xấu đến người chăn nuôi, khiến họ thua lỗ do giá giảm. Có thời điểm người nuôi gà trong nước phải bán gà dưới giá thành. Tác hại nghiêm trọng khác là gà nhập lậu có nguy cơ lớn trong việc lây lan bệnh truyền nhiễm, nhất là cúm gia cầm. Từ năm 2003 đến nay, nhiều mẫu vi rút cúm gia cầm ở Việt Nam tương đồng với mẫu vi rút cúm gia cầm của TQ, chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía bắc. Chưa quyết liệt Một loạt các lý do đã được đại diện các địa phương nêu lên để “bào chữa” cho tình trạng nhập lậu gà TQ đang diễn ra một cách công khai nhưng lại không xử lý dứt điểm được. Ông Cấn Xuân Bình, quyền Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội, phân bua: “Hà Nội giáp với nhiều tỉnh thành, lực lượng mỏng, chế tài xử phạt còn chưa đủ sức răn đe, bắt được hàng, nhiều vụ chỉ có thể xử lý được người lái xe, không túm được chủ hàng, địa phương lại tốn tiền tiêu hủy. Có vụ, chúng tôi phải huy động lực lượng, bao gồm cả công an lên tới 100 người thì mới xử lý được 3 tấn gà nhập lậu”. Theo ông Nguyễn Sinh Cung, PGĐ Sở NN-PTNT Cao Bằng, mức phạt 2 triệu đồng/lô hàng gia súc, gia cầm nhập lậu theo quy định hiện nay là quá thấp, không đủ sức răn đe. Ông Nông Ngọc Tăng, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn, khiến cả hội nghị bật cười khi nói rằng: “Khó khăn muôn thuở, không khắc phục được trong việc chống buôn lậu gia cầm là đường biên giới dài, lại có nhiều đường mòn, lối mở”. Thứ trưởng Tần ngay lập tức ngắt lời: “Tôi không đề nghị các anh bắt các bà gánh gồng vài ba con gà qua các lối mở mà phải tập trung đánh vào các đầu nậu. Cách nói cách làm lâu nay chưa ổn, không hiệu quả. Cứ rải quân bắt từng ông khuân vác thì làm sao bắt hết được. Chúng ta biết rõ các đầu nậu, tại sao không làm, cứ đổ thừa lực lượng mỏng, vấn đề là các anh có dám làm hay không mà thôi. Tỉnh Quảng Trị đấy, trước kia buôn lậu gia súc qua tuyến biên giới trên địa bàn tỉnh họ diễn ra rất phức tạp nhưng họ quyết tâm vào cuộc, làm một cách nghiêm túc và quyết liệt nên đã dứt luôn đấy thôi”. Ông Đoàn Duy Ái, Chi cục trưởng Thú y tỉnh Quảng Ninh, nói: “Phải nói thẳng, nói thật là các ngành chức năng làm không hết trách nhiệm. Tại sao gà lậu vẫn đi nghênh ngang ở Hạ Long, chạy một mạch từ Quảng Ninh về tới chợ Hà Vĩ. Có phải là do buông lỏng quản lý hay không?”. Thứ trưởng Tần nói rằng, gà thải loại, thực phẩm bẩn xâm nhập vào nội địa khiến dân mình phải ăn toàn thứ bỏ đi. “Phải kiểm tra chủ động để có cảnh báo cho người tiêu dùng biết, ngăn chặn thực phẩm bẩn đầu độc người tiêu dùng nước nhà”, ông Tần nói. Ông cũng yêu cầu các cục chức năng của Bộ, lãnh đạo các sở xốc lại đội hình để đối phó hiệu quả với tình trạng này. Theo Thanh Niên |