Thể thao

【keo aston villa】Nâng chất để gia tăng xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc

字号+ 作者:Empire777 来源:Cúp C2 2025-01-25 23:52:21 我要评论(0)

Xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc triển vọng đi đôi thách thứcĐầu tư cho vùng trồng sẽ giúp đảm bả keo aston villa

Xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc triển vọng đi đôi thách thức
Nâng chất để gia tăng xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc
Đầu tư cho vùng trồng sẽ giúp đảm bảo chất lượng để xuất khẩu bền vững. Ảnh: N.H

Tiềm năng còn rất lớn

Tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức lễ công bố xuất khẩu chính ngạch lô hàng sầu riêng đầu tiên của tỉnh sang Trung Quốc theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Với sự tham gia của 6 DN xuất khẩu 20 container có tổng trọng lượng là 360 tấn, sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của Đồng Nai trong việc xuất khẩu sầu riêng nói riêng và các mặt hàng nông sản nói chung sang thị trường Trung Quốc. Trước đó, một sự kiện tương tự đối với trái chuối tươi cũng đã được địa phương này tổ chức.

Ông Trần Phú Lữ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC):

Nâng chất để gia tăng xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc
Ông Trần Phú Lữ.

Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều thỏa thuận hợp tác song phương cũng như các hiệp định đa phương như Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); giai đoạn tới, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy việc tham gia vào Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bên cạnh đó, sự gần gũi về địa lý, tập quán tiêu dùng của người dân Trung Quốc có một số nét tương đồng với người Việt Nam, mối quan hệ giao thương truyền thống có từ lâu đời… cũng tạo lợi thế rất lớn cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này.

Ông Đinh Vĩnh Cường, Chủ tịch Tập đoàn 365 Group:

Nâng chất để gia tăng xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc
Ông Đinh Vĩnh Cường.

Việt Nam đã có 13 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, vải, chanh dây và sầu riêng. Để việc xuất chính ngạch thành cơ hội gia tăng thị phần, chúng ta nên xây dựng chiến lược phát triển ngành, xây dựng thương hiệu song song với xây dựng vùng sản xuất, vùng nuôi trồng chuyên canh tập trung, quy mô lớn dựa theo tín hiệu thị trường. Doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật và tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của thị trường Trung Quốc… Có chiến lược về vấn đề logistics, xây dựng được các kho bảo quản nông sản ở các địa phương biên giới. Điều này sẽ giúp bảo quản lâu hơn, giữ được chất lượng tốt khi đến thời hạn giao hàng.

Ông Từ Châu, Phó Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM cho biết, người Trung Quốc rất thích ăn trái cây nhiệt đới, trong đó có sầu riêng. Ước tính mỗi năm người dân Trung Quốc có thể tiêu dùng hơn 1 triệu tấn sầu riêng. Dự kiến trong năm nay, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc có thể đạt hơn 1 tỷ USD.

Ông Lương Văn Tài, Tùy viên thương mại, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc thông tin, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc rất lớn, riêng năm 2022 đã nhập khẩu 236 tỷ USD, tăng 7,4% so với năm 2021. Đáng chú ý, nhiều nhóm mặt hàng nông sản, thực phẩm có kim ngạch nhập khẩu lên đến trên 10 tỷ USD/năm như thủy sản, trái cây, ngũ cốc, đậu nành, dầu ăn, thịt bò, sản phẩm sữa.

Việt Nam hiện xếp thứ 10 trong số các quốc gia xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt trên 6 tỷ USD nhưng mới chiếm tỷ trọng khoảng 2,6% tổng giá trị nhập khẩu nông sản của nước này. Riêng nhóm hàng rau quả, Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Trung Quốc, sau Thái Lan và Chi Lê.

Theo ông Lương Văn Tài, nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu đối với trái cây nhiệt đới của Trung Quốc còn rất lớn và tăng trưởng hàng năm; dự báo đến năm 2026 số lượng tiêu thụ và nhập khẩu trái cây lần lượt đạt 319 triệu tấn và gần 15 triệu tấn. Bên cạnh đó, tiềm năng thị trường tiêu dùng nông sản nhiệt đới tại các địa phương khu vực phía Bắc, Đông Bắc Trung Quốc còn lớn là cơ hội cho nhiều loại nông sản, trái cây, thực phẩm của Việt Nam.

“Chìa khóa” chất lượng

Có thể nói, cánh cửa vào thị trường Trung Quốc đang rất rộng mở đối với hàng hóa nông sản của Việt Nam, nhưng để vào được thị trường này một cách bền vững, có rất nhiều điều kiện, tiêu chuẩn cần được đáp ứng khi các biện pháp kỹ thuật được áp dụng nhiều hơn, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật bị siết chặt.

Theo ông Lương Văn Tài, người Trung Quốc, nhất là người tiêu dùng ở đô thị, đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe, chất lượng cao và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. DN Việt Nam cần tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và tăng cường quản lý, giám sát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc, chú trọng xây dựng thương hiệu để khai thác tốt lợi thế vị trí địa lý, giá thành sản xuất, vận tải, sự đa dạng các sản phẩm nhiệt đới... để khai thác và đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường này.

Nhận diện rõ những yêu cầu mới này, các địa phương, DN xuất khẩu nông sản đang tích cực đầu tư vùng nguyên liệu, quy trình canh tác để đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Là một trong những DN xuất khẩu sầu riêng chính ngạch đi Trung Quốc, Công ty TNHH MTV Trái cây Thủy đã xây dựng được vùng nguyên liệu trên 1.200 ha tại các tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai và Bình Thuận. Bà Lê Thị Bích Thủy, Giám đốc Công ty Trái cây Thủy cho biết, để đảm bảo chất lượng cho trái sầu riêng, tại mỗi khu vực vùng trồng, công ty đều bố trí cán bộ kỹ thuật để hướng dẫn cho nhà vườn canh tác, sản xuất theo đúng quy chuẩn.

Theo bà Thủy, trước khi Việt Nam và Trung Quốc ký kết Nghị định thư, công ty đã xuất khẩu khá nhiều sầu riêng sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Từ khi ký kết Nghị định thư, hoạt động xuất khẩu của DN ổn định hơn, mức giá cũng ổn định giúp DN yên tâm đầu tư, sản xuất. Hiện trung bình mỗi ngày công ty xuất khẩu khoảng 5-8 container, tương đương 90-150 tấn. Dự báo đến cuối mùa vụ, sản lượng xuất khẩu sẽ đạt khoảng 150.000 tấn.

Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cũng cho biết, thời gian qua Đồng Nai đã có sự đầu tư bài bản trong sản xuất các loại trái cây chủ lực, đặc biệt là tập trung xây dựng, phát triển và quản lý tốt các vùng trồng nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nước nhập khẩu. Các vùng trồng và cơ sở đóng gói được giám sát theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chuyên môn. DN, người dân và cơ quan quản lý đáp ứng yêu cầu về việc ghi nhật ký, hồ sơ sản xuất cũng như các chương trình giám sát an toàn thực phẩm trước khi thu hoạch mà phía Trung Quốc yêu cầu. Bên cạnh đó, thực hiện kiểm tra xuất xứ của hàng hóa liên quan đến mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, yêu cầu kỹ thuật về bao bì và nhãn mác.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 140 vùng trồng được cấp mã số với 82 cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu đi các thị trường. Trong đó riêng thị trường Trung Quốc có 103 mã vùng trồng gồm các loại quả: sầu riêng, xoài, chôm chôm, chuối, mít, thanh long. Theo ông Phi, việc xuất khẩu chính ngạch sẽ tạo động lực cho người nông dân thay đổi nhận thức, thay đổi quy trình sản xuất và tập quán canh tác. Điều này cũng giúp hình thành các liên kết, các hợp tác xã để mở rộng quy mô canh tác sản xuất. Đồng thời mở ra cơ hội tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới và yêu cầu về kỹ thuật trong sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập cho nông dân. Những yếu tố này sẽ tạo ra sự bền vững trong sản xuất, tiêu thụ và cả thu nhập của nông dân.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý về mã số vùng trồng để xuất khẩu bền vững

Nâng chất để gia tăng xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc
Ông Hoàng Trung.

Ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chia sẻ về những giải pháp đang được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai nhằm tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được về xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là công tác quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói.

Thưa ông, tình hình xuất khẩu nhiều loại trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc đã đạt kết quả rất tích cực từ sau khi hai nước ký kết các Nghị định thư về kiểm dịch thực đối với sầu riêng, chanh leo, chuối xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Để giữ vững kết quả này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang và sẽ triển khai những giải pháp gì?

Để có được kết quả như thời gian qua, nông dân, DN và các cán bộ kỹ thuật đã trải qua rất nhiều khâu kiểm tra của cơ quan chuyên môn hai nước. Theo đó, đã đáp ứng được các yêu cầu về sinh vật gây hại, đặc biệt là các đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm cũng như công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; thực hiện đúng quy cách về đóng gói, đảm bảo truy xuất nguồn gốc…

Tuy nhiên, đây mới chỉ là thành quả bước đầu. Thời gian tới, cần bảo đảm duy trì tốt các điều kiện để có thêm nhiều lô hàng trái cây chủ lực khác xuất khẩu một cách bền vững sang thị trường Trung Quốc, tiến tới tạo dựng một nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm đối với người tiêu dùng Việt Nam và người tiêu dùng thế giới. Để làm được những điều này, không còn cách nào khác là mọi thành phần trong chuỗi giá trị ngành hàng phải đồng lòng hợp tác cùng nhau để hướng tới một mục tiêu chung.

Hiện cả nước có khoảng hơn 6.500 mã số vùng trồng được cấp cho khoảng 25 sản phẩm cây trồng trong cả nước. Riêng quả sầu riêng đã có gần 300 mã số vùng trồng, chiếm khoảng 20% tổng diện tích trồng sầu riêng trong cả nước. Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với Tổng cục Hải quan tiếp tục gửi hồ sơ xin cấp mã số của gần 600 vùng trồng và 76 cơ sở đóng gói cho phía Trung Quốc, đồng thời phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra trực tuyến các vùng trồng và cơ sở đóng gói. Tất cả các địa phương đã được thông báo trong kế hoạch kiểm tra trực tuyến của phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc cần sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện cần thiết, các yêu cầu kỹ thuật và sẵn sàng trả lời các câu hỏi để minh chứng về sự sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch và an toàn thực phẩm của phía Trung Quốc.

Ngoài ra, các địa phương cần tạo điều kiện chủ động và đảm bảo sự hợp tác giữa các bên trong chuỗi giá trị sản xuất sầu riêng, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của trái sầu riêng cũng như ảnh hưởng đến cái uy tín ngành hàng sầu riêng của Việt Nam.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo đang tiếp tục đàm phán đối với quả bưởi và dừa. Trước đó, Trung Quốc đã cho phép 2 loại quả được xuất khẩu tạm thời là chanh leo và ớt. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xúc tiến nhanh chóng để sớm ký kết Nghị định thư. Điều này sẽ là căn cứ pháp lý cho các DN và đối tác ký kết hợp đồng, giúp các DN yên tâm đầu tư và đảm bảo sự bền vững cho xuất khẩu.

Thời gian qua đã xảy ra tình trạng mạo danh mã số vùng trồng, có nguy cơ đe dọa tới kết quả xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp gì đối với vấn đề này?

Đúng là thời gian qua có hiện tượng mượn mã số vùng trồng, mạo danh mã số vùng trồng và mã số vùng trồng không đạt chất lượng. Theo đó, với những mã số vùng trồng không đạt chất lượng, khi hàng đến cửa khẩu, kiểm tra phát hiện vẫn còn ruồi, rệp sẽ lập tức bị yêu cầu quay đầu, không được xuất khẩu. Đồng thời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ lập tức thông báo những mã số vi phạm cho các địa phương để chấn chỉnh, khắc phục ngay.

Đối với việc mạo danh mã số và mượn mã số, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các DN hay người dân, hợp tác xã có mã số phải chủ động bảo quản mã số của mình. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với Cục An ninh Kinh tế (A04) - Bộ Công an để xử lý triệt để tình trạng mạo danh mã số, không để xảy ra tái phạm trong thời gian tới. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang làm việc với Bộ Tư pháp để xây dựng 2 Nghị định, gồm Nghị định về cấp quản lý, hướng dẫn mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói và Nghị định về chế tài xử phạt. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để bảo vệ những DN, hợp tác xã làm ăn chân chính, đảm bảo chất lượng của các vùng trồng, cơ sở đóng gói để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hiền(thực hiện)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt

    Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt

    2025-01-25 22:07

  • Hà Nội: Xử lý nhiều vụ vi phạm về thiết bị phòng, chống dịch trong tháng 5

    Hà Nội: Xử lý nhiều vụ vi phạm về thiết bị phòng, chống dịch trong tháng 5

    2025-01-25 21:48

  • 11 đội tham gia Giải bóng đá vô địch huyện Long Mỹ

    11 đội tham gia Giải bóng đá vô địch huyện Long Mỹ

    2025-01-25 21:26

  • Hơn 75 vận động viên tham gia hội thi người cao tuổi

    Hơn 75 vận động viên tham gia hội thi người cao tuổi

    2025-01-25 21:05

网友点评