【bxh kuwait premier league】Kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực y tế: Cần sửa những gì?
Về kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm, riêng tại địa bàn TP.HCM (địa bàn có lượng hàng hóa XNK lớn) thì tỉ lệ số tờ khai bị phát hiện vi phạm cũng rất ít: Năm 2015 có 18/46.984 tờ khai không đạt yêu cầu, chiếm 0,038%; năm 2016 có 30/67.224 tờ khai không đạt yêu cầu, chiếm 0,044 trên tổng số tờ khai phải kiểm tra. |
Bổ sung đối tượng miễn kiểm tra an toàn thực phẩm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật An toàn thực phẩm: b, Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu NK” đối với từng lô hàng và tiết b, khoản 1 Điều 40 quy định hàng NK “Chỉ được thông quan khi có xác nhận kết quả kiểm tra thực phẩm đạt yêu cầu NK”. Khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm khi NK vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các bộ quản lý ngành chỉ định”. Điều này có nghĩa 100% lô hàng NK thuộc nhóm hàng trên phải kiểm tra an toàn thực phẩm, ngoại trừ 6 trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm (Thực phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân trong định mức được miễn thuế NK; Thực phẩm trong túi ngoại giao, túi lãnh sự; Thực phẩm quá cảnh, chuyển khẩu; Thực phẩm gửi kho ngoại quan; Thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu; Thực phẩm là mẫu trưng bày hội trợ, triển lãm). Đối với các mặt hàng thuộc các đối tượng gồm: Hàng tạm nhập tái xuất; hàng NK kinh doanh cửa hàng miễn thuế, hàng quà biếu, tặng NK trong định mức miễn thuế; hàng NK để gia công, sản xuất hàng XK; hàng bán tại cửa hàng miễn thuế vẫn phải kiểm tra an toàn thực phẩm. Trong thời gian qua, để tạo thuận lợi cho DN, tại Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 5/12/2016, Chính phủ cho phép hàng NK để gia công, sản xuất XK được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP.
Liên quan đến sửa Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan cho rằng, Bộ Y tế cần sửa theo hướng đưa nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra an toàn thực phẩm vào trong nghị định. Theo ông Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, về lĩnh vực kiểm tra an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra nhưng mới chỉ quy định về 3 mức độ kiểm tra (kiểm tra giảm, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra chặt), chưa phải là áp dụng quản lý rủi ro theo nghĩa đầy đủ của nguyên tắc quản lý này, do khi NK DN vẫn phải thực hiện kiểm tra và xuất trình giấy chứng nhận đạt an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Y tế cấp cho cơ quan Hải quan để được thông quan hàng hóa. Bộ Y tế cần chuyển phương thức kiểm tra chuyên ngành theo từng lô hàng sang phương thức quản lý rủi ro trên cơ sở đánh giá theo mức độ rủi ro của hàng hóa XNK và mức độ tuân thủ pháp luật của DN, áp dụng chế độ DN ưu tiên; tăng cường thừa nhận kết quả lẫn nhau, công nhận chất lượng của các sản phẩm có xuất xứ từ các nước phát triển như G7, Mỹ, Nhật Bản… và các sản phẩm của các hãng nổi tiếng trên thế giới; tăng cường áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia trong việc nộp hồ sơ và trả kết quả.
Bên cạnh đó, bổ sung thêm đối tượng được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm như: Hàng tạm nhập tái xuất; hàng NK kinh doanh cửa hàng miễn thuế; hàng quà biếu tặng NK trong định mức miễn thuế, hàng NK để gia công, sản xuất hàng XK, hàng bán tại cửa hàng miễn thuế…
Thống nhất ba Bộ về quy trình kiểm tra
Theo Tổng cục Hải quan, về quy trình, thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm có sự chưa thống nhất của 3 Bộ: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có phân chia trách nhiệm của từng Bộ đối với từng nhóm mặt hàng riêng biệt nên ba Bộ đều có những văn bản riêng biệt hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm do bộ mình quản lý. Tuy nhiên, tuy cùng thực hiện Luật An toàn thực phẩm, các Thông tư 52/2015/TT-BYT của Bộ Y tế, Thông tư 12/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư 28/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương có các hướng dẫn khác nhau về phương thức kiểm tra, hồ sơ đăng ký kiểm tra, thời gian thực hiện. Chẳng hạn, cùng là hình thức “kiểm tra giảm” nhưng nội hàm của 3 Thông tư khác nhau, hồ sơ không giống nhay, Bộ Y tế quy định 3 loại, Bộ Công Thương quy định 6 loại…
Chính vì vậy, theo Tổng cục Hải quan, Bộ Y tế cần chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thống nhất về quy trình, thủ tục kiểm tra.
Ngoài ra, trong lĩnh vực y tế, Tổng cục Hải quan cho rằng, Bộ Y tế cần phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành (Công Thương và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) rà soát danh mục hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch trước khi thông quan theo hướng loại bỏ sự chồng chéo trong việc kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch.
Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Y tế cập nhật, ban hành Danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo Thông tư 65/2017/TT-BTC công bố Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam phù hợp với Danh mục AHTN 2017 (xây dựng trên cơ sở HS 2017 của Tổ chức Hải quan thế giới - WCO). Thông tư có hiệu lực từ 1/1/2018. Danh mục mới tăng thêm 1.255 dòng hàng; gộp 682 dòng; tách mã, chuyển mã và mở dòng đối với mô tả mới là 2.321 dòng. Để thống nhất mã số hàng hóa thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành theo Thông tư 65/2017/TT-BTC, Tổng cục Hải quan đề nghị đối với các văn bản chưa công bố Danh mục chuyên ngành hoặc đã ban hành Danh mục chuyên ngành nhưng chưa kèm theo mã số HS, Bộ Y tế chủ động xây dựng danh mục và phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để thống nhất mã số HS phù hợp với Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam 2017 theo Thông tư 65/2017/TT-BTC. Đặc biệt, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành Danh mục hàng hóa XNK kèm mã số HS thuộc diện quản lý chuyên ngành quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược. Đối với các Danh mục chuyên ngành đã có mã số HS dựa trên Danh mục AHTN 2012 (theo Thông tư 103/2015/TT-BTC), Bộ Y tế chủ động rà soát, phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để chuyển đổi và thống nhất mã số HS phù hợp với Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam 2017 theo Thông tư 65/2017/TT-BTC. |