发布时间:2025-01-10 10:11:24 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Bên lề kỳ họp, ĐB Bùi Đức Thụ (Lai Châu) đã trao đổi với PV về các vấn đề xung quanh dự án Luật này.
* Thưa ông, ông đánh giá thế nào về sự ra đời của Luật ĐTC? Liệu Luật này có giải quyết được tình trạng phân bổ dàn trải, thất thoát, lãng phí trong thời gian qua hay không?
- Phải khẳng định rằng, việc quản lý đầu tư công nói riêng, và chi tiêu công nói chung đang có nhiều vấn đề, dẫn đến hiệu quả đầu tư công chưa thật sự như yêu cầu. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi luật, trong đó có việc sửa đổi, ban hành Luật ĐTC là cần thiết và cấp bách trong tình trạng hiện nay.
Qua dự thảo của Chính phủ và thảo luận tại Quốc hội, tôi cho rằng dự thảo Luật trình ra Quốc hội lần này đã ngăn chặn được một phần tình trạng đầu tư dàn trải, đảm bảo nguồn vốn bố trí hiệu quả, tập trung.
* Dự thảo luật lần này có những chế tài để xử lý tình trạng đầu tư lãng phí, dàn trải trong ĐTC hay không, thưa ông?
Hiện nay nhiều quyết định đầu tư mang tính chất tập thể. Do đó cần cá thể hóa trách nhiệm đối với người đứng đầu. ĐB Bùi Đức Thụ |
- Đã có chế tài được đưa ra, nhưng quan trọng hơn là đổi mới cơ chế quản lý vốn đầu tư, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu. Nếu không xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, thì sẽ không có chế tài. Điều đáng nói hiện nay là nhiều quyết định đầu tư mang tính chất tập thể. Do đó cần cá thể hóa trách nhiệm đối với người đứng đầu. Để làm điều đó, tôi cho rằng cần phải đổi mới thẩm quyền quyết định đầu tư theo hướng cá thể hóa trách nhiệm. Từ đó thì chúng ta mới áp dụng chế tài được.
* Từ câu chuyện đổ vỡ, thất thoát lớn của Vinashin, Vinalines, theo ông Luật ĐTC lần này có góp phần ngăn chặn được tình trạng đó không?
- Hiện tại Luật ĐTC xác định phạm vi điều chỉnh không bao gồm đầu tư từ các DNNN, trong đó có các tập đoàn, tổng công ty.
Qua việc thua lỗ của một số tập đoàn, tổng công ty lớn, thì ngoài việc chấp hành pháp luật, tôi cho rằng còn có nguyên nhân do cơ chế quản lý vốn. Đối với vốn đầu tư của từng tập đoàn, tổng công ty nói riêng, của DN nói chung thì căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giao thẩm quyền cho hội đồng quản lý, hoặc hội đồng quản trị, hoặc tổng giám đốc công ty quyết định.
Hiện tại có những tập đoàn, tổng công ty tài khóa năm 2013 tổng vốn lên đến trên 100.000 tỷ đồng, tôi cho rằng giao thẩm quyền như vậy là quá lớn. Sắp tới, cần xem xét lại để có những quy định pháp luật chặt chẽ, phù hợp hơn.
* Tại sao các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước “ngốn tiền” rất lớn lại không được điều chỉnh ở Luật ĐTC, thưa ông?
- Bởi vì theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, sắp tới Quốc hội sẽ ban hành Luật đầu tư vốn Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh. Khi đó, khoản đầu tư của các DNNN sẽ được điều chỉnh ở Luật này. Còn nếu quy định trong Luật ĐTC, thì vô hình chung sẽ dẫn tới tình trạng chồng chéo trong việc ban hành Luật tới đây.
* Việc chú trọng vào ĐTC, nhưng lại chưa đề cập đến các DNNN như thế liệu “bỏ sót” hay không?
- Đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty, hiện tại đã có các cơ quan pháp luật điều chỉnh. Và tới đây sẽ nâng lên thành một luật độc lập. Đây là việc điều chỉnh chứ không bỏ sót.
Luật đầu tư của DNNN tới đây sẽ quy định chặt chẽ hơn để tránh tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Còn hiện tại, theo quy định thì đầu tư thuộc dự án chương trình trong chiến lược phát triển kinh tế ngành, được Thủ tướng Chính phủ quy định. Việc đầu tư phải đảm bảo hiệu quả, và người chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc đó. Tôi cho rằng, nếu làm nghiêm các quy định của pháp luật, và kiểm soát, xác định rõ trách nhiệm của người quyết định đầu tư, thì tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả chắc chắn sẽ được hạn chế.
* Luật ĐTC lần này gắn với tái cơ cấu nền kinh tế như thế nào, thưa ông?
- Trước hết, bản thân đầu tư công cũng phải tái cơ cấu. Vừa qua Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ cũng là tái cơ cấu đầu tư công. Chỉ thị 1792 yêu cầu phải đảm bảo đầu tư đúng thời hạn quy định, quyết định dự án đầu tư phải đảm bảo cân đối được nguồn vốn. Người quyết định đầu tư, mà không đảm bảo cân đối nguồn vốn phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Quốc hội.
* Xin cảm ơn ông!
Hoàng Yến
相关文章
随便看看