Ban Quản lý Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia cũng cho biết,ỷđồngchochươngtrìnhxúctiếnthươngmạinăsoi kèo bayern munich vs freiburg đối với Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2016, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định phê duyệt 177 đề án của 67 đơn vị chủ trì, với tổng kinh phí là 90 tỷ đồng.
Chương trình bao gồm các hoạt động xúc tiến thương mại thiết thực, khả thi, có kế hoạch triển khai ngay từ đầu năm nhằm mở rộng thị trường, mặt hàng xuất khẩu; trong đó, chú trọng đến các thị trường thuộc Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand…; các nước thuộc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA) như Pháp, Đức, Bỉ, Italia, Balan…, hay các nước thuộc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) như Lào, Campuchia, Myanmar và các nước thuộc Liên minh kinh tế Á – Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)…
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, nếu làm tốt chương trình sẽ là cách huy động tiền của dân, của doanh nghiệp vào phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy, công tác phối hợp giữa các đơn vị chủ trì, các địa phương, các đơn vị trong và ngoài nước là rất quan trọng.
Tuy nhiên, để công tác xúc tiến thương mại đạt hiệu quả cao, ngoài những hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cần nỗ lực, cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cho hàng hóa của mình, xây dựng và phát triển thương hiệu, chủ động, tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đồng thời, cần xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên trách có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về xúc tiến thương mại để có thể tham gia chủ động và hiệu quả vào các chương trình xúc tiến thương mại do nhà nước hỗ trợ./.
Diệu Hoa