Sẵn sàng các nguồn lực phục vụ chi trả lương hưu,ứcthamchiếuđểđóngbảohiểmxãhộikhôngthấphơnmứclươngcơsởkết quả bundesliga mới nhất trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 Bảo đảm người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội Cải cách tiền lương: 3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7/2024 |
Sáng 19/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo chương trình dự kiến, tại Kỳ họp này thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) (theo quy trình tại một kỳ họp). | Ông Lâm Văn Đoan, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội trả lời tại Họp báo |
Trả lời về việc có thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7, ông Lâm Văn Đoan, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội cho biết, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) là dự án Luật khó, phức tạp, tác động đến đông đảo người lao động và người nghỉ hưu, thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội trong cả nước. Uỷ ban Xã hội đã tiến hành lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động, đặc biệt là vấn đề bảo hiểm xã hội một lần. “Thời điểm thông qua Luật theo kế hoạch đặt ra phấn đấu sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ 7. Tuy nhiên việc xem xét thông qua dự án Luật thuộc quyết định của Quốc hội dựa trên căn cứ, cơ sở ý kiến phát biểu thảo luận của đại biểu Quốc hội tại hội trường”- ông Đoan thông tin. Liên quan đến vấn đề căn cứ đóng bảo hiểm xã hội có liên quan trực tiếp đến cải cách tiền lương, theo ông Đoan, hiện nay Chính phủ đã báo cáo gửi sang Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Theo đề xuất của Chính phủ, tính toán điều chỉnh làm sao đảm bảo quyền lợi tối ưu lúc trước và sau khi cải cách tiền lương, không có khoảng cách quá xa giữa người đang hưởng tiền lương mới được nghỉ hưu và người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó, đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu thận trọng. Uỷ ban Xã hội đã phối hợp với các cơ quan để tiếp tục nghiên cứu và trình Quốc hội, các đại biểu Quốc hội phương án tối ưu nhất đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Về mức tham chiếu để tính bảo hiểm xã hội, ông Đoan cho hay, theo Nghị quyết 28 thì khi cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở. Mức lương này được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, hưởng lương hưu trợ cấp xã hội và nhiều chính sách khác ở trong Luật an toàn vệ sinh lao động, Luật Việc làm. Nhưng đến ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở theo Nghị quyết 28 sẽ bãi bỏ và thay bằng mức điều chỉnh mới gọi là mức tham chiếu. Hiện, Chính phủ đang tính toán các phương án để làm sao không thấp hơn mức lương cơ sở. Các cơ quan của Quốc hội cũng đã tiến hành xem xét, tính toán toàn diện vấn đề này. Vì đây là vấn đề tác động rộng rãi tới người lao động và người nghỉ hưu. "Do vậy, việc tính tham chiếu cùng với hệ số nhân với nó cụ thể như thế nào tại thời điểm cải cách tiền lương cũng như áp dụng cho những năm tiếp theo cần đòi hỏi tính toán chặt chẽ làm sao cho người nghỉ hưu cũng như người đang làm việc có hưởng quyền lợi tối ưu sau khi Luật Bảo hiểm xã hội được ban hành"- ông Lâm Văn Đoan nói. |