游客发表

【đa bong hom nay】Luẩn quẩn năng suất lao động thấp

发帖时间:2025-01-25 14:49:54

luan quan nang suat lao dong thap

Hiệu suất lao động của các DN dệt may giảm 30% do biến động lao động Ảnh: S.T

Nghịch lý

Nghiên cứu của Công ty TNHH MTV Tư vấn công nghệ HLL được thực hiện với một nữ lao động tại một công ty may mặc lớn trên địa bàn Hà Nội cho thấy,ẩnquẩnnăngsuấtlaođộngthấđa bong hom nay với tay nghề sản xuất 5 năm, ở công đoạn cuốn sườn sản phẩm cho áo sơ mi nam, chị Nguyễn Thị Hoa mất trung bình 50 giây để hoàn thiện một sản phẩm. Như vậy, tính theo giờ sản xuất, một ngày chị Hoa có thể sản xuất được ít nhất 480 sản phẩm. Nhưng trên thực tế, người công nhân này chỉ sản xuất được 344 sản phẩm.

Lý do được các DN lý giải cho tình trạng năng suất thấp là do sự quản lý yếu kém của hệ thống cán bộ, sự mất cân đối của các công đoạn, thiếu vật tư, đơn hàng không ổn định, sức khỏe người lao động… Nhưng nghiên cứu của Công ty TNHH MTV Tư vấn công nghệ HLL lại chỉ ra nguyên nhân chính làm cho năng suất lao động trong ngành dệt may thấp là do các DN chưa có công cụ và phương pháp để đưa ra những tiêu chuẩn đo lường năng lực cho người lao động.

“Quá trình điều hành, tổ chức sản xuất đã dẫn đến những phát sinh như người lao động làm việc riêng, công nhân rời máy, chờ hàng… Vấn đề ở chỗ các DN chưa chú trọng đến việc đào tạo ý thức cho người lao động, từ công tác quản lý nên hiệu suất lao động của ngành may Việt Nam vẫn còn đang trong sự luẩn quẩn”, ông Huỳnh Tấn Lợi, Giám đốc Công ty tư vấn công nghệ HLL lý giải.

Ông Lợi cho rằng, năng lực, tay nghề của lao động ngành dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu về sản phẩm cho nhà quản lý nhưng trên thực tế, năng suất lao động lại đang giảm “thảm hại”, dẫn đến tình trạng “đói” lao động triền miên của ngành. Bằng chứng là, hiệu suất lao động của các DN trong ngành dệt may bị giảm đến 30% do yếu tố biến động lao động và tay nghề công nhân; 30% do đơn hàng và những yêu cầu về chất lượng của đối tác; 30% do năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý và 10% do các yếu tố khách quan khác.

Còn theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), so với các nước trong khu vực năng suất lao động của Việt Nam đang ở mức thấp, chỉ bằng 1/3 so với Hồng Kông (Trung Quốc), bằng 1/4 so với Trung Quốc và bằng 1/8 so với Hàn Quốc. Trong khi đó, đây là ngành có mức thâm dụng lao động vào loại cao nhất với trên 2 triệu lao động nhưng thu nhập lại đang ở mức “khiêm tốn”.

Thay đổi tư duy

VITAS cho rằng, năng suất thấp không chỉ dẫn đến tình trạng “nhảy việc”, khủng hoảng lao động diễn ra liên miên với nhiều DN trong ngành mà còn tạo ra rào cản để ngành dệt may thực hiện chiến lược chuyển đổi về chất trong những năm tới. Trên thực tế, bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VITAS cho biết, mặc dù các DN trong ngành đã tìm nhiều giải pháp để đào tạo tay nghề cho người lao động, cải tiến thao tác cho công nhân ở từng khâu, công tác chuẩn bị sản xuất, tổ chức sản xuất nhưng hiệu quả đạt được vẫn không cao.

Đặc biệt, nhiều DN may mặc áp dụng công nghệ LEAN “dòng chảy một sản phẩm - sản xuất tinh gọn” vào nhà máy may để tinh gọn sản xuất, giải quyết hoặc loại bỏ mọi lãng phí. Nhưng theo đánh giá của bà Dung, việc tiếp cận của các DN với công nghệ này cũng chỉ mang tính hình thức, chưa đạt đến cốt lõi của hoạt động để tạo ra năng suất lao động.

Chính vì vậy, ông Lợi cho rằng, để cải thiện năng suất cho DN ngành dệt may cần cả một quá trình mà quan trọng nhất, lãnh đạo DN cần phải có quan điểm chủ động trong việc cải tiến năng suất, phải xem đây là “sứ mệnh” không thể thiếu trong hoạt động của DN cũng như nhiệm vụ chung của ngành dệt may. “Để thực hiện ứng dụng công nghệ LEAN đòi hỏi DN cần cải tiến tất cả các hoạt động bên trong, từ tư duy, phương pháp, cách hoạt động. LEAN chỉ là một triết lý nên cần đưa thành phương pháp cụ thể”, ông Lợi nói.

Theo đó, DN cần chú trọng cải tiến năng suất dựa trên việc chuẩn bị đầy đủ năng lực sản xuất bằng việc cân đối lao động phụ và chính, sắp xếp lại nhân sự gián tiếp và trực tiếp, từ đó bố trí nhân sự phù hợp cho một đơn vị may. Liên quan đến nghiên cứu công nghệ, DN cần nghiên cứu, thiết lập quy trình chuẩn trong sản xuất, phương pháp chuyển đổi đơn hàng, quản lý vốn tồn, nhịp sản xuất, đào tạo nhân công tay nghề, cải tiến chất lượng sản phẩm, môi trường…

Bên cạnh đó, ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhìn nhận, so với những nước tiên tiến, những nước phát triển ngành may, hay so với nước cạnh tranh lớn như Trung Quốc, năng suất của chúng ta còn thấp hơn khoảng 30%, tức là dư địa cho tăng năng suất vẫn còn. Vấn đề ở đây là các DN cần có cách thức tổ chức sản xuất, phương thức quản lý… để nâng cao năng suất lao động.

Phan Thu

    热门排行

    友情链接