当前位置:首页 > World Cup

【kết quả vòng loại u19 châu âu】Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam

TheảohộnhãnhiệuâmthanhtạiViệkết quả vòng loại u19 châu âuo quy định pháp luật Việt Nam, nhãn hiệu là “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”1. Hiện nay, pháp luật Việt Nam ghi nhận bảo hộ các loại nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng “dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa”2.

Từ đó, có thể hiểu, nhãn hiệu âm thanh là loại nhãn hiệu sử dụng âm thanh làm điểm đặc trưng giúp người tiêu dùng phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ đến từ các chủ thể khác nhau.

Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Mỹ và châu Âu

Tại Mỹ

Ở quốc gia này, nhãn hiệu âm thanh được định nghĩa là loại dấu hiệu âm thanh xác định và phân biệt một sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua âm thanh thay vì phương tiện hình ảnh và có chức năng như chỉ báo nguồn (source indicators) khi chúng “có hình dạng hoặc cách sắp xếp rõ ràng” và “tạo ra trong tâm trí người nghe sự liên tưởng của âm thanh” với hàng hóa hoặc dịch vụ3. Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (United States Patent And Trademark Office - USPTO) cũng nêu rõ âm thanh có thể được đăng ký trên Sổ đăng ký khi chúng được thể hiện “tùy ý, độc đáo hoặc khác biệt và có thể được sử dụng theo cách để gắn liền với tâm trí của người nghe và sau khi nghe có thể nhận thức được rằng đó là nhãn hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể đến từ một nguồn cụ thể, ngay cả khi ẩn danh”4. Nhìn chung, nhãn hiệu âm thanh có thể là một đoạn âm thanh, là sự kết hợp từ các loại âm thanh khác nhau như nhạc cụ, giọng hát, tiếng kêu của động vật, tiếng phát ra từ các vật dụng khác... đủ để người tiêu dùng có mức hiểu biết trung bình có thể ghi nhớ và phân biệt được [1].

Về điều kiện bảo hộ, nhãn hiệu âm thanh cũng cần phải đáp ứng được các đặc điểm tối thiểu, bao gồm: i) Không cần thiết phải được thể hiện dưới dạng có thể nhận biết bằng mắt; ii) Có khả năng phân biệt, chỉ ra được nguồn gốc hàng hóa; iii) Đáp ứng được yếu tố sử dụng trên thực tế, để có thể được xem xét bảo hộ5.

Hơn thế, dấu hiệu âm thanh đó còn cần phải tạo ra mối liên hệ giữa âm thanh và dịch vụ, thông qua quảng cáo hoặc sự trình bày trên thực tế [2]. Tuy nhiên, cần phải hiểu mối liên hệ này không bao gồm những âm thanh miêu tả đặc trưng riêng hoặc những yếu tố cần phải có của nhóm hàng hóa, dịch vụ mong muốn được bảo hộ. Bởi lúc này, nhãn hiệu không có tính phân biệt, do đó sẽ không thực hiện được chức năng phân biệt giữa sản phẩm cùng loại của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Tại châu Âu

Theo quy định của Liên minh châu Âu (EU), nhãn hiệu âm thanh là nhãn hiệu thương mại chỉ bao gồm âm thanh hoặc sự kết hợp của nhiều âm thanh6. Tuy nhiên, những bản nhạc rất đơn giản chỉ gồm một hoặc hai nốt nhạc, âm thanh thuộc sở hữu cộng đồng (ví dụ La Marseillaise, Für Elise), âm thanh quá dài hay âm thanh thường được liên kết với hàng hóa và dịch vụ cụ thể sẽ không được Cơ quan SHTT cộng đồng chung châu Âu (European Union Intellectual Property Office - EUIPO) đồng ý bảo hộ dưới dạng Nhãn hiệu Liên minh châu Âu (European Union Trade Mark - EUTM)7.

Bởi lẽ, những nguồn âm thanh như vậy quá đơn giản, không đủ để đảm bảo khả năng phân biệt và 7 tiêu chí Sieckmann8. Những sự bảo hộ như thế có thể gây ảnh hưởng chung đến quyền lợi cộng đồng [3]. Ngoài ra, nếu nhãn hiệu đó kết hợp thêm nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như dấu hiệu chuyển động (bao gồm chuỗi hình ảnh chuyển động và âm thanh) thì sẽ không được xếp vào nhóm nhãn hiệu âm thanh mà sẽ được gọi là nhãn hiệu đa phương tiện. Tóm lại, về cơ bản, điều kiện bảo hộ nhãn hiệu âm thanh cũng tương tự các loại nhãn hiệu thông thường khác, phụ thuộc vào việc đó có (1) khả năng phân biệt tự thân và (2) phân biệt với dấu hiệu khác hay không.

Vì sao Việt Nam gặp khó trong việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh?

Bắt nguồn từ tên gọi “nhãn hiệu”

Trong tiếng Anh, “trademark” (nhãn hiệu) bao gồm sự hiện diện của từ “trade” (sự buôn bán) và từ “mark” (dấu hiệu). Sự kết hợp này tạo nên thuật ngữ mang ý nghĩa là dấu hiệu liên quan đến sự buôn bán, kinh doanh, thương mại. Có thể thấy, chỉ riêng việc sử dụng cách đặt tên như vậy, các nước phương Tây không hề bó hẹp “trademark” nên được tồn tại bằng hình dạng như thế nào hay được nhận diện ra sao.

Tại Việt Nam, “trademark” đã được dịch thành “nhãn hiệu”, bao gồm “nhãn” với nghĩa là mắt và “hiệu” từ chữ dấu hiệu. Từ đó, “nhãn hiệu” có thể hiểu là một dấu hiệu có thể được nhận diện bằng mắt. Điều này phù hợp với những gì Việt Nam đã theo đuổi - chỉ bảo hộ những nhãn hiệu có các dấu hiệu truyền thống, chẳng hạn như chữ cái, hình ảnh hoặc sự kết hợp của chúng - những gì mà con người có thể nhìn thấy bằng mắt. Tuy nhiên, với xu hướng toàn cầu hóa, nội địa hóa các quy định, điều lệ quốc tế thì việc dịch thuật này đã xuất hiện sự hạn chế.

Nhãn hiệu âm thanh không thể nhận biết bằng mắt mà cần phải cảm nhận bằng thính giác (nguồn: VistaCreate). 

分享到: